Lương và phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.6. Lương và phúc lợi

Thu nhập của giảng viên ở đây bao gồm lương và các khoản phúc lợi mà giảng viên được hưởng theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường đại học. Trong đó, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận (Điều 90 – Bộ luật Lao động Việt Nam). Tất cả những người lao động đều muốn được khen thưởng cho những cống hiến hoặc đóng góp của họ theo những cách thức nhất định. Người lao động có thể nhận được ở tổ chức khơng phải chỉ có lương, và hơn nữa khơng phải tất cả mọi người làm việc đều vì lương. Nếu như Frederick W. Taylor

(1911) cho rằng tiền lương là yếu tố chủ yếu để tạo động lực khi “không thể khiến cho một người làm việc hăng say hơn những nhân viên khác trong một thời gian dài, trừ khi họ được hứa hẹn một khoản tăng lương đáng kể và ổn định” thì quan điểm này của Herzbeg hồn tồn trái ngược. Herzbeg (1959) đã giải thích vấn đề này khi cho rằng hầu hết mọi người đi làm việc là với mục đích kiếm tiền nhưng khi người lao động mải mê với cơng việc của mình và thích thú với cơng việc, người lao động sẽ khơng nghĩ tới vấn đề lương bổng và một ví dụ sinh động đó là trường hợp của những người tham gia các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên tiền lương lại trở thành cực kỳ quan trọng khi người lao động có cảm giác mình bị trả lương khơng thỏa đáng hay khi công ty chậm trễ trong việc trả lương. Những khoản thưởng bằng tiền căn cứ trên kết quả của nhóm thường có tác dụng động viên rất lớn. Trong trường hợp này, tiền được sử dụng như một công cụ tạo động lực làm việc. Theo Stanton và Croddley (2000) (dẫn theo Trần Đại Quân và Nguyễn Văn Ngọc (2012)), sự hài lòng về tiền lương liên quan đến cảm nhận của người lao động về tính cơng bằng trong trả lương, nghĩa là khi người lao động nhận thấy bản thân được trả lương cao, công bằng sẽ làm việc tốt hơn và sẽ hài lịng với cơng việc hiện tại. Do đó, đối với yếu tố lương và phúc lợi, giảng viên sẽ cảm thấy hài lòng khi lương và các khoản phúc lợi của trường đảm bảo cuộc sống của họ và khi họ cảm nhận có sự cơng bằng trong việc chi trả lương.

Thang đo Lương và phúc lợi được xây dựng dựa trên thang đo trong nghiên cứu của Spector (1994) và Lester (1982):

Bảng 2.8.Thang đo Lương và phúc lợi

Mã biến Câu hỏi Nguồn

LP1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc của tôi tại

trường Lester (1982)

LP2 Thưởng và phúc lợi mà tôi được hưởng là cơng bằng

giữa các nhóm giảng viên trong nhà trường Spector (1994)

LP3 Tiền lương và các khoản phúc lợi giúp tôi đảm bảo được cuộc sống

Nguyễn Thị Quỳnh Châu (2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)