CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.3. Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc. Yếu tố này bao gồm những yếu cầu về vật chất và tinh thần, ví dụ như cơ cấu các chính sách quản lý, điều kiện vật lý của nơi làm việc (nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, vị trí…) cũng như các khía cạnh tổng thể của tổ chức được định nghĩa và truyền thơng bởi chính các chính sách quản lý của nhà trường (Lester, 1987). Trong môi trường giảng dạy đại học thì điều kiện làm việc bao gồm cơ sở vật chất nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, trung tâm học liệu và nghiên cứu (Syed et al.,2012) – dẫn theo Trần Minh Hiếu
(2013). Herzberg (1959) đã phát hiện rằng điều kiện làm việc không ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm, miễn là nó khá tốt. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc trở nên tồi tệ hơn thì cơng việc sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Khi điều kiện làm việc vượt qua mức khá tốt thì nó chỉ khiến cho kết quả cơng việc khá hơn đôi chút.
Thang đo sự hài lòng về Điều kiện làm việc được thành lập dựa trên nền tảng thang đo trong nghiên cứu của Lester (1982) (theo Elizabets Best, 2006), Trần Minh Hiếu (2013) và Trần Thị Kim Dung (2005).
Bảng 2.5. Thang đo Điều kiện làm việc
Mã biến Câu hỏi Nguồn
DK1
Điều kiện làm việc (phịng làm việc của bộ mơn, bàn ghế, máy điều hịa/quạt, máy tính…) là đầy đủ, đáp ứng yêu cầu làm việc
Trần Thị Kim Dung (2005) + Trần Minh Hiếu (2013)
DK2 Điều kiện giảng dạy (phòng học, bàn ghế, máy chiếu) được cung cấp đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy
Trần Thị Kim Dung (2005) + Trần Minh Hiếu (2013)
DK3
Điều kiện nghiên cứu (phịng thí nghiệm, máy móc thiết bị nghiên cứu, công cụ dụng cụ nghiên cứu) được trang bị đầy đủ, đáp được nhu cầu thực hiện nghiên cứu khoa học
Lester (1982) + Thảo luận
(Nguồn: tác giả tổng hợp)