Các nhân tố được rút trích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 49 - 54)

Yếu tố Mã biến Nội dung

Mối quan hệ với đồng nghiệp (DN)

DN1 Đồng nghiệp của tôi luôn hỗ trợ cho lời khuyên khi cần thiết DN2 Đồng nghiệp của tơi khuyến khích tơi làm việc tốt hơn

DN3 Tôi và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

DN4 Đồng nghiệp của tôi luôn chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm trong

hoạt động giảng dạy

DN5 Nhìn chung, đồng nghiệp của tơi là người thân thiện dễ gần, dễ hòa đồng Mối quan hệ với lãnh đạo trực tiếp (LD)

LD2 Lãnh đạo trực tiếp của tôi rất quan tâm đến cảm nghĩ của nhân viên cấp

LD3 Giảng viên được lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong cơng việc

LD4 Tơi khơng gặp khó khăn trong việc giao tiếp với lãnh đạo trực tiếp

LD5 Lãnh đạo trực tiếp hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải trong công việc

Đào tạo (DT)

DT1 Tôi được nhà trường đào tạo các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

và kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình

DT2 Nhà trường ln tạo điều kiện để tơi được học tập nâng cao kiến

thức, trình độ chun mơn

DT3 Nhà trường giúp tơi có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân

CS6 Nhìn chung, nội dung của các chính sách và quy chế của nhà trường là phù hợp với cơng việc của giảng viên

Chính sách quản lý (CS)

CS1 Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc

CS2 Nhà trường phổ biến rõ sứ mệnh, tầm nhìn/mục tiêu và chiến lược

phát triển cho các giảng viên

CS3 Ý kiến đóng góp của giảng viên trong xây dựng chính sách được

trường tơn trọng và xem xét thỏa đáng

CS4 Các tiêu chuẩn đánh giá công chức (giảng viên) của trường hợp lý

Tính chất cơng việc (CV)

CV1 Cơng việc hiện tại cho phép tôi sử dụng tốt các năng lực cá nhân của mình

CV2 Cơng việc làm tơi sáng tạo hơn

CV3 Cơng việc có nhiều thách thức

CV5 Công việc hiện tại giúp tôi thường xuyên cập nhật thêm thông tin

chuyên môn

Mối quan hệ với sinh viên (SV)

SV1 Sinh viên thường trao đổi chuyên môn với tôi

SV2 Sinh viên chia sẻ thông tin về cuộc sống (ngồi việc học tập) với tơi SV3 Sinh viên của tơi rất thân thiện

SV4 Sinh viên thích thú với những bài giảng của tôi

Điều kiện làm việc (DK)

DK1

Điều kiện nghiên cứu (phịng thí nghiệm, máy móc thiết bị nghiên cứu, cơng cụ dụng cụ nghiên cứu) được trang bị đầy đủ, đáp được nhu cầu thực hiện nghiên cứu khoa học

DK2 Điều kiện làm việc (phịng làm việc của bộ mơn, bàn ghế, máy điều

hịa/quạt, máy tính…) là đầy đủ, đáp ứng yêu cầu làm việc

DK3 Điều kiện giảng dạy (phòng học, bàn ghế, máy chiếu) được cung

Lương và phúc lợi

LP1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc của tôi tại trường

LP2 Thưởng và phúc lợi mà tơi được hưởng là cơng bằng giữa các nhóm

giảng viên trong nhà trường

LP3 Tiền lương và các khoản phúc lợi giúp tôi đảm bảo được cuộc sống

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ phụ lục 4 và phụ lục 6)

Do nhóm Đào tạo và Thăng tiến còn lại 3 biến là DT1, DT2, DT3 và được thêm vào 1 biến là CS6, có nội dung chủ yếu đánh giá về mặt đào tạo và chính sách, nên được đặt tên lại là Đào tạo. Từ đó, các phân tích mơ tả thực trạng sẽ được thực hiện dựa trên 8 nhóm nhân tố đã được kiểm định này.

2.3.2.3. Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

Thang đo Sự hài lịng chung gồm có 4 biến. Theo kết quả đạt được sau khi phân tích nhân tố khám phá cho thấy: hệ số KMO = 0,818 > 0,5 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp. Với tổng phương sai trích là 73,914% cho biết nhân tố này giải thích được 73,914% sự biến thiên của dữ liệu (phụ lục 6). Hệ số tải nhân tố của các biến cũng khá cao (thấp nhất là 0,842), cho thấy các biến đều đạt yêu cầu và các kết quả còn cho thấy thang cho sự hài lịng chung có các mục đo đều đạt yêu cầu và đảm bảo được tính hội tụ, khơng bị phân tách và thích hợp để tiến hành phân tích tiếp theo.

2.3.3. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội

2.3.3.1. Kết quả phân tích tương quan

Trong phân tích hồi quy tuyến tính, hệ số tương quan (Pearson Correlations) được sử dùng để đo lường chiều hướng và mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ tuyến tính giữa các biến định lượng, bao gồm giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Dấu của hệ số tương quan cũng chỉ ra hướng của mối liên hệ là cùng chiều hay khác chiều, nếu hệ số tương quan giữa 02 biến là âm thì mối quan hệ của chúng là khác chiều và ngược lại. Giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0 đến 1, theo quy tắc thực nghiệm như sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011):

 |𝑟| > 0,8: tương quan tuyến tính rất mạnh  |𝑟| = 0,6 – 0,8: tương quan tuyến tính mạnh

 |𝑟| = 0,4 – 0,6: có tương quan tuyến tính  |𝑟| = 0,2 – 0,4: tương quan tuyến tính yếu

 |𝑟| < 0,2: tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có tương quan tuyến tính Kết hợp những thơng tin trên và kết quả khảo sát được trình bày trong bảng kết quả phân tích tương quan (phụ lục 7), cho thấy yếu tố Mối quan hệ với sinh viên và Tính chất cơng việc có hệ số Sig khá lớn (SigSV = 0,287, SigCV = 0,664), lớn hơn mức ý nghĩa 5% rất nhiều, nên có thể kết luận rằng tại trường đại học An Giang thì sự hài lịng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố Mối quan hệ với sinh viên và Tính chất cơng việc. Các biến độc lập cịn lại đều có Sig nhỏ hơn 0,05, như vậy, có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến Sự hài lòng chung và các yếu tố Mối quan hệ với đồng nghiệp; Mối quan hệ với lãnh đạo; Đào tạo; Chính sách quản lý; Điều kiện làm việc; và Lương và phúc lợi, trong đó, giữa biến Sự hài lịng chung và biến Chính sách quản lý có mối tương quan mạnh nhất với hệ số tương quan là 0,660, giữa biến Sự hài lòng chung và biến Lương và phúc lợi có mối tương quan yếu nhất với hệ số tương quan chỉ đạt 0,183.

Bên cạnh đó, 03 cặp biến Chính sách quản lý – Tính chất cơng việc; Chính sách quản lý – Đào tạo và Điều kiện làm việc – Đào tạo có hệ số tương quan khá lớn (lần lượt là 0,426; 0,529 và 0,411) do đó, cần xem xét hiện tượng đa cộng tuyến của các nhóm biến này khi đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính.

Các cặp biến độc lập cịn lại đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng cao sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra với các biến còn lại này. Cụ thể các biến được đưa vào phân tích hồi quy bao gồm: (1) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (2) Mối quan hệ với lãnh đạo; (3) Đào tạo; (4) Chính sách quản lý; (5) Điều kiện làm việc; và (6) Lương và phúc lợi.

2.3.3.2. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Trong phân tích mơ hình hồi quy, phương pháp Enter được xem là phương pháp khẳng định, dùng để kiểm định các giả thuyết, bao gồm các giả thuyết suy diễn từ lý

thuyết và mơ hình trong nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Với mục tiêu của nghiên cứu là xác định lại các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học An Giang dựa trên những nghiên cứu trước đó và những lý thuyết liên quan và sau khi thử sai với phương pháp Enter, tác giả lựa chọn phương pháp loại trừ dần (Backward elimination) vì kết quả hồi quy với phương pháp Enter chưa phản ánh đầy đủ việc lựa chọn mơ hình phù hợp.

Đối với việc phân tích bằng mơ hình hồi quy tuyến tính bội sử dụng phương pháp loại trừ dần Backward Elimination, kết quả phân tích ln là mơ hình cuối cùng trong các bảng tương ứng trong phụ lục 7.

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

𝐇𝐋𝐂 = 𝛃𝟎+ 𝛃𝟏𝐃𝐍 + 𝛃𝟐𝐋𝐃 + 𝛃𝟑𝐃𝐓 + 𝛃𝟒𝐂𝐒 + 𝛃𝟓𝐃𝐊

Căn cứ vào bảng kết quả phân tích Anova (phụ lục 7) cho thấy giá trị F = 50,559 với Sig. = 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên có thể kết luận mơ hình hồi quy bội với 05 biến độc lập đưa vào có thể giải thích một cách có ý nghĩa cho biến thiên về sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên trường đại học An Giang, hay nói cách khác, mơ hình có ý nghĩa thống kê (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2012).

Căn cứ vào bảng tóm tắt mơ hình hồi quy (Model Summary – phụ lục 7), hệ số xác định hiệu chỉnh của mơ hình 𝑅̅2 có giá trị là 0,544, điều đó cho thấy 05 biến độc lập đưa vào mơ hình ảnh hưởng đến 54,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc Sự hài lòng chung, còn 45,6% là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên. Đây là một kết quả có thể chấp nhận được trong xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính bội.

Căn cứ vào bảng kết quả hệ số hồi quy Coefficients (phụ lục 7) cho thấy các hệ số Sig của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,05, trừ 02 yếu tố Mối quan hệ với lãnh đạo và Đào tạo có Sig tương ứng là 0,053 và 0,093. Qua thảo luận với 10 giảng viên đánh giá về mức độ quan trọng của các biến, tác giả nhận thấy 02 biến này có ý nghĩa giải thích và có ảnh hưởng đến mơ hình đánh giá sự hài lịng chung trong cơng việc của giảng viên trường đại học An Giang, nên tác giả quyết định nâng mức ý nghĩa lên 10% nhằm giữa lại 02 biến này trong mơ hình. Bên cạnh đó, các hệ số phóng đại phương sai VIF của từng biến trong mơ hình đều có giá trị nhỏ hơn 2 nên khơng có

hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy, cụ thể kết quả mơ hình hồi quy được thể hiện trong bảng 2.17:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)