MH Yếu tố Các mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5
LD2 Lãnh đạo khoa của tôi rất quan tâm đến cảm nghĩ của nhân viên cấp dưới
0 19 93 68 29
3,51 0,844
0% 9% 44% 33% 14%
LD3 Giảng viên được lãnh đạo khoa tôn trọng và tin cậy trong công việc
0 24 50 113 22
3,64 0,821
0% 11% 24% 54% 11%
LD4
Tơi khơng gặp khó khăn trong việc giao tiếp với lãnh đạo khoa
0 13 71 88 37
3,71 0,829
0% 6% 34% 42% 18%
LD5
Lãnh đạo khoa hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải trong công việc
0 18 76 112 3
3,48 0,673
0% 9% 36% 54% 1%
LD6 Lãnh đạo khoa đối xử công bằng với mọi giảng viên
1 27 66 111 4
3,43 0,757
0% 13% 32% 53% 2%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Đối với yếu tố Mối quan hệ với cấp trên, giá trị trung bình của các biến đo lường được giảng viên đánh giá có kết quả từ 3,43 đến 3,71. Kết quả này cho thấy, sự hài lòng của giảng viên đối với sự lãnh đạo của cấp trên đang ở mức khá tốt, hầu hết các giảng viên đánh giá cao về sự tôn trọng và tin cậy của lãnh đạo đối với công việc của giảng viên, về việc giao tiếp và sự thấu hiểu những khó khăn mà giảng viên gặp phải trong cơng việc của ban lãnh đạo với tỷ lệ mức đánh giá đồng ý và rất đồng ý đều đạt từ 55 – 65%. Trong các tiêu chí thì tiêu chí giao tiếp với lãnh đạo được các giảng viên đánh giá cao nhất, trung bình đạt 3,71 với 60% giảng viên được hỏi đánh giá từ đồng ý đến rất đồng ý. Với quy trình bổ nhiệm chức vụ trưởng các đơn vị của trường (phụ lục 9), các trưởng đơn vị đều là các thành viên có những thành tích đóng góp tích cực cho đơn vị, có thời gian làm việc tương đối lâu tại chính đơn vị, nên sự gắn kết giữa các lãnh đạo và các thành viên tương đối chặt chẽ, do đó, việc giao tiếp giữa các giảng
viên với các lãnh đạo được đánh giá là dễ dàng, tỷ lệ gặp khó khăn khi giao tiếp với lãnh đạo là rất thấp (chỉ 6%).
Bên cạnh đó, việc cán bộ lãnh đạo trực tiếp của nhà trường dành sự tôn trọng và tin tưởng cho các giảng viên của đơn vị mình sẽ tạo khơng gian cho các giảng viên có thể độc lập trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình, khuyến khích thúc đẩy sự sáng tạo, từ đó mang lại sự hài lịng cho các giảng viên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trong tiêu chí về việc đối xử cơng bằng của lãnh đạo trực tiếp, bên cạnh những nhận định đồng ý và rất đồng ý về sự cơng bằng của lãnh đạo thì vẫn cịn một bộ phận (chiếm 13%) phản đối với nhận định này. Một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng này có thể lý giải là vì, đối với các giảng viên thuộc đơn vị có số lượng nhân sự tương đối ít, việc theo sát cấp dưới là dễ dàng, từ đó cán bộ lãnh đạo ở tại đơn vị đó sẵn sàng hơn cho việc hỗ trợ tất cả các thành viên. Ngược lại, đối với cán bộ lãnh đạo của đơn vị với số lượng thành viên đông hay đảm trách nhiều đơn vị, điển hình như các khoa Nơng nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, khoa Sư phạm và khoa Ngoại ngữ, số lượng thành viên rất đông, gần cả trăm thành viên, nên những lãnh đạo các đơn vị đó đương nhiên sẽ khơng thể theo sát từng thành viên được, chính vì thế, việc hỗ trợ, quan tâm có thể dàn trải khơng đồng đều, có sự ưu tiên cục bộ trong một số trường hợp, khiến các giảng viên có cảm giác sự khơng cơng bằng trong đối xử của cán bộ. Đây là điều mà nhà trường cần lưu ý điều chỉnh để giúp nâng cao sự hài lòng của giảng viên.
2.3.5.4. Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình làm việc của giảng viên, các giảng viên sẽ rất hài lòng nếu như các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác của họ là đầy đủ. Điều kiện làm việc ở đây bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và nơi làm việc sau giờ lên lớp (phịng bộ mơn) của giảng viên. Kết quả khảo sát đánh giá về yếu tố Điều kiện làm việc được thể hiện cụ thể trong bảng 2.23: