KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông vốn vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tính an tồn, hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM cũng như việc điều hành các chính sách tiền tệ của nhà chức trách. Chính vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm xử lý hiệu quả tình trạng nợ xấu ln là u cầu trọng tâm đối với việc phát triển kinh tế bền vững, ổn định thị trường vốn cho nền kinh tế. Trong đó, hoạt động mua bán nợ xấu tại các NHTM là phương thức hiệu quả nhằm xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu. Trong phạm vi chương I, tác giả đã trình bày một cách khái quát các vấn đề lý luận chung về nợ xấu và cách thức xử lý nợ xấu bằng phương thức mua bán nợ. Trong đó, tác giả chú trọng trình bày đặc điểm và vai trò của hoạt động xử lý nợ xấu bằng phương thức mua bán nợ tại các NHTM, đồng thời, tác giả cũng đã tham khảo và đưa ra các nhận xét, bình luận về hoạt động mua bán nợ xấu của một số quốc gia điển hình trên thế giới.
Tồn bộ những vấn đề lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu của NHTM mà chương I của luận văn đã đưa ra những nhận định cơ bản làm cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về chế định pháp luật này.
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA VAMC HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA VAMC
2.1. Quy định của pháp luật về NHTM xử lý nợ xấu bằng phương thức bán nợ cho VAMC cho VAMC
Trước thực trạng nợ xấu ở mức đáng báo động với các con số như: 10% (tháng 6/2012), 8,86% (tháng 9/2012), 6% (tháng 02/2013)20, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập
Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” tại Quyết định số
483/QĐ-TTg ngày 31/05/2013. Theo đó, ngày 27/06/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 1459/QĐ-NHNN để thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (được gọi tắt là VAMC) với các hoạt động mua, bán nợ cụ thể nhằm hỗ trợ các NHTM vượt qua khó khăn trước mắt. Nội dung dưới đây tập trung trình bày các quy định của pháp luật về việc xử lý nợ xấu của NHTM bằng cách bán nợ cho VAMC.
2.1.1. Quy định về Chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ xấu giữa VAMC và các NHTM VAMC và các NHTM
2.1.1.1. Về tư cách chủ thể của VAMC
Việc thành lập VAMC được kỳ vọng như là một công cụ đặc biệt của Chính phủ nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý trong nền kinh tế. Về nguồn vốn hoạt động, VAMC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn điều lệ khi thành lập là 500 tỷ đồng và hiện nay là 2.000 tỷ đồng. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của VAMC dựa trên vốn điều lệ được NHNN cấp và trái phiếu đặc biệt do chính VAMC phát hành để mua các khoản nợ xấu của NHTM, ngoài ra với nguyên tắc lấy thu bù chi thì nguốn vốn hoạt động của VAMC cịn dựa trên các khoản phải thu khác (như tiền thu từ