luật. Với tính chất là một dạng cơng cụ chuyển nhượng thuần túy trong giao dịch trên thị trường, việc ghi nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ “ưu việt” hơn cho chủ thể nắm giữ so với trái phiếu đặc biệt là một quy định bổ sung hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các khoản nợ được mua theo giá trị thị trường.
Không thể phủ nhận rằng, sự ra đời và những hoạt động cụ thể của VAMC trong thời gian qua đã “cứu cánh” rất nhiều NHTM với các chỉ số an tồn đang có nguy cơ bị đe dọa, trong rất nhiều phương án mà VAMC tiếp cận các khoản nợ xấu của các NHTM thì việc VAMC mua nợ xấu của các NHTM theo giá trị thị trường là một “điểm sáng” cho thị trường mua bán nợ và là một đối tác thực chất của các NHTM. Nếu chỉ xét riêng hoạt động mua nợ theo giá thị trường của VAMC thì đây là một chủ thể kinh doanh được kỳ vọng rất nhiều cho sự phát triển cả về quy mô và chất lượng của thị trường này. Bên cạnh đó, các NHTM có thể được VAMC “hỗ trợ” hiệu quả hơn so với các biện pháp cịn mang nặng tính hành chính như phát hành trái phiếu đặc biệt để nhận chuyển giao khoản nợ có thời hạn, nếu khơng xử lý được thì trả về “chủ cũ”. Do vậy, có thể khẳng định, việc VAMC tích cực mua nợ của của các NHTM theo giá trị thị trường là một phương án tối ưu cho các NHTM và sự phát triển của thị trường mua, bán nợ đang ngày càng được quan tâm và định hướng.
2.2. NHTM xử lý nợ xấu bằng phương thức bán nợ cho các chủ thể kinh doanh hoạt động mua bán nợ khác doanh hoạt động mua bán nợ khác
Để công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh VAMC với vai trò trọng yếu trong việc xử lý nợ xấu, các NHTM cần có phương án nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực khác của thị trường mua bán nợ như các AMC trực thuộc các NHTM và các chủ thể kinh doanh hoạt động mua bán nợ đã và đang hiện hữu trên thị trường này.
2.2.1. NHTM bán nợ xấu cho AMC của chính NHTM đó
Khn khổ pháp lý cho mơ hình xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính Việt Nam cịn có bất cập nên cần phải có sự đánh giá, rà sốt để phát triển thị trường mua bán, xử lý nợ, khuyến khích các tổ chức tham gia, phát triển các công cụ để đa dạng hóa việc mua bán, xử lý nợ, tạo ra giấy tờ có giá trong việc mua bán nợ49. Thực vậy, hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành chỉ chú trọng đến việc điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD thông qua cơ chế hoạt động của VAMC. Trong khi đó, xử lý nợ xấu thơng qua VAMC thực sự không phải là phương án tối ưu và không hẳn sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của các NHTM nếu đặt bên cạnh cơ chế này các giải pháp khác.
Như đã phân tích các quy định điều chỉnh hoạt động của VAMC ở mục trên, VAMC chủ yếu mua nợ của các NHTM bằng việc phát hành trái phiếu đặc biệt để “hoán đổi” khoản nợ xấu mà NHTM cần VAMC “giữ hộ” trong thời hạn năm năm, đây không phải là một giao dịch mua bán nợ thuần túy. VAMC không “mua đứt” và cũng không trở thành chủ sở hữu thực chất của các khoản nợ xấu, do vậy VAMC không những không sốt sắng trong việc giải quyết các khoản nợ đã “mua” mà thường ủy quyền ngược lại cho các NHTM trong việc xử lý, thu hồi khoản nợ. Thực tế, hoạt động xử lý nợ xấu thực chất của các NHTM diễn ra tại các AMC trực thuộc của chính các NHTM đó. Chính vì vậy, việc bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật hỗ trợ cho việc xử lý nợ xấu tại các AMC trực thuộc NHTM ngày càng được quan tâm và hoàn thiện về mặt cơ chế.
Mơ hình AMC chính thức được thừa nhận về mặt pháp luật và được triển khai hoạt động theo Quyết định 150/2001/QĐ-TTg về việc thành lập công ty