Xem Điề u6 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 47 - 50)

nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (Thơng tư 02/2013/TT-NHNN).

43 Nguyễn Đắc Hưng (2014), “Quan điểm và giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 21, tr.17. nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 21, tr.17.

các NHTM đã giải quyết được phần nào sự khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn xử lý nợ xấu.

Thứ năm, với cơ chế xử lý nợ xấu qua phương thức mua bán nợ không dùng tiền mặt cũng khiến bài tốn về xử lý nợ xấu khơng thể giải quyết được triệt để, cũng như có hiệu quả rõ rệt ngay. Bản thân nó với vai trị chính là phương pháp giúp các NHTM đang đứng trước khó khăn có cơ hội được “giãn” tỷ lệ nợ xấu và có thêm nguồn vốn hoạt động kinh doanh chứ không trực tiếp dùng vốn bù đắp các rủi ro, thất thoát từ khoản nợ xấu. Bằng cơ chế yêu cầu các NHTM phải mua lại khoản nợ đã bán trước khi thời hạn trái phiếu đặc biệt hết cũng giúp các NHTM đã có được một khoản thời gian tương đối dài để dần thực hiện trích lập dự phịng và có điều kiện bù đắp các thất thoát do nợ xấu gây nên dựa trên hiệu quả hoạt động kinh danh qua các năm. Điều này góp phần giúp các NHTM ổn định hoạt động để phát triển kinh doanh.

2.1.2.2.2. NHTM bán nợ xấu cho VAMC theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt

Điều kiện mua nợ của VAMC:

Ngoài các điều kiện chung như đối với việc mua nợ xấu theo giá trị sổ sách và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt thì khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: (i) Được VAMC đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ; (ii) khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phương án trả nợ khả thi (iii) TSBĐ của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ44. Có thể nói, việc đưa ra thêm các yêu cầu nói trên là một nguyên nhân làm cho số lượng cũng như giá trị các khoản nợ được trao đổi theo cách thức này hạn chế hơn rất nhiều so với phương án VAMC mua bằng phát hành trái phiếu đặc biệt. VAMC ra đời với tư cách là một định chế tài

chính đặc biệt nhằm hỗ trợ cho các TCTD mà không phải là một chủ thể kinh doanh, chính vì vậy, trong mọi hoạt động của mình VAMC đều phải hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh. Trong khi đó, hầu hết các NHTM đều có AMC trực thuộc đảm nhận công tác xử lý nợ cho NHTM; với các khoản nợ được chọn lọc kỹ lưỡng về khả năng thu hồi nợ được đặt ra cho giao dịch mua bán nợ theo giá thị trường giữa NHTM và VAMC thường khơng khả thi trên thực tế; vì nếu cịn nhiều khả năng thu hồi khoản nợ thay vì bán nợ cho VAMC thì NHTM đương nhiêu sẽ ưu tiên chuyển giao cho AMC trực thuộc trừ trường hợp đạt được thỏa thuận về giá bán, nhưng món hời này thường khó nghiên về phía NHTM. Hơn nữa, việc đánh giá triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc tính khả thi về phương án trả nợ của khách hàng là một yếu tố mang tính chất định tính, khơng có cơ sở vững chắc về mặt pháp lý; cán bộ VAMC ít nhiều sẽ có tâm lý e dè vì sợ trách nhiệm. Bản chất của giao dịch mua, bán nợ theo cách thức này là một hoạt động mang tính chất thị trường nhưng lại bị ràng buộc bởi quá nhiều điều kiện phi thị trường về đối tượng của giao dịch nên đã khơng kích thích thị trường phát triển như mong đợi.

Ngoài ra, các khoản nợ mà VAMC mua theo giá trị thị trường bắt buộc phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN về phương án mua nợ theo giá thị trường với đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thơng tư 19/2013/TT-NHNN thì mới được thực hiện việc mua nợ45. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn và cản trở các giao dịch mua, bán nợ thực chất giữa VAMC và NHTM trên thực tế; bởi lẽ, NHNN khơng phải là một chủ thể có kinh nghiệm và cũng khơng sẵn có nguồn nhân lực am hiểu về thị trường mua, bán nợ nên sẽ cẩn trọng hơn trong quá trình phê duyệt các khoản nợ mua bằng giá trị thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động của VAMC.

Xét theo quan điểm kinh tế về mua bán nợ, người mua nợ sau khi dùng tiền mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của con nợ, nắm toàn bộ tài sản thế chấp và có tồn quyền xử lý tài sản của con nợ để thu hồi số vốn đã bỏ ra để thực hiện mua nợ. Đồng thời, các NHTM là các chủ nợ cũ sẽ được giải phóng trách nhiệm khỏi khoản nợ đã bán, loại bỏ hoàn toàn khoản nợ ra khỏi bảng cân đối tài sản46. Mặc dù, với các con số thống kê còn khá hạn chế về các khoản nợ mà VAMC mua từ các NHTM bằng cách thức này nhưng đã bước đầu đặt nền tảng cho cơ chế hoạt động phù hợp với bản chất của các giao dịch thông thường trên thị trường cần phải từng bước định hướng cho VAMC có thể phát huy tiềm lực của mình đối với thị trường mua bán nợ.

Việc VAMC mua nợ của các NHTM theo giá thị trường được đánh giá là phương thức duy nhất chứng tỏ VAMC cũng là một chủ thể hoạt động kinh doanh mua bán nợ trên thị trường mặc dù tần suất áp dụng phương thức này còn khá hạn chế so với cơ chế “hỗ trợ” tạm thời cho các NHTM bằng cách hốn đổi có thời hạn khoản nợ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, một khi VAMC tiếp cận khoản nợ với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập và bình đẳng, VAMC phải chấp nhận rủi ro từ giao dịch “mua đứt bán đoạn” và trở thành chủ nợ thật sự kể từ thời điểm giao dịch hồn tất. Theo đó, VAMC cũng được toàn quyền quản lý và định đoạt đối với khoản nợ đã mua về; đồng thời, NHTM bán nợ cho VAMC cũng được giải phóng hồn tồn trách nhiệm khỏi khoản nợ, nói cách khác, các khoản nợ này sẽ “biến mất” khỏi bảng cân đối tài sản của NHTM và khơng phải trích lập dự phịng khi được VAMC mua theo giá thị trường. Chính vì vậy, nếu chỉ xét đến các giao dịch giữa NHTM và VAMC thì mua, bán nợ theo giá trị thị trường là phương thức mà các NHTM quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)