của các Tổ chức tín dụng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 20, xem tại website của SBV:
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter =false&showHeader=false&dDocName=SBV245914&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop =75447052210000#%40%3F_afrLoop%3D75447052210000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName %3DSBV245914%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sho wHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D19orwteu0s_9, ngày truy cập gần nhất: 17/08/2017.
chấp phần TSBĐ là quyền sử dụng đất bổ sung. Tương tự như VAMC, các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua, bán nợ cũng không thể nhận thế chấp đối với phần TSBĐ bổ sung đối với các khoản nợ của tổ chức kinh tế được mua trực tiếp từ các TCTD hoặc nhận chuyển nhượng từ VAMC. Chính sự thiếu đồng bộ và cơ chế hỗ trợ giữa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ đã cản trở khả năng lưu thông của các khoản nợ, từ đó hạn chế hiệu quả xử lý nợ của các TCTD trên thực tế.
Phù hợp với định hướng khuyến khích đầu tư, phát triển thị trường mua, bán nợ; tạo điều kiện giải quyết nợ xấu cho các TCTD, việc tạo lập cơ chế riêng cho việc nhận thế chấp TSBĐ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các chủ thể kinh doanh mua, bán nợ là hồn tồn chính đáng và cần được cân nhắc, triển khai trong tương lai gần. Do đó, kiến nghị của tác giả là pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ cần thống nhất trong việc cho phép các chủ thể kinh doanh mua, bán nợ được phép nhận thế chấp TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là đối tượng của giao dịch bảo đảm, kể cả trường hợp nhận bổ sung TSBĐ. Việc ghi nhận quyền lợi chính đáng của các bên trong hoạt động mua bán nợ sẽ tạo ra động lực cho thị trường mua bán nợ phát triển đúng định hướng kinh tế thị trường, giải quyết khó khăn về nợ xấu cho các NHTM.
Thứ hai, kiến nghị quy định về thủ tục giải quyết vụ án dân sự liên
quan đến xử lý TSBĐ để thu hồi nợ của các TCTD.
Theo quy định của Bộ luật TTDS hiện hành, đối với việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch bảo đảm giữa TCTD và khách hàng không thuộc loại tranh chấp được xử lý theo thủ tục rút gọn (giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 316 – 321 Bộ luật TTDS 2015). Trên thực tế, các tranh chấp xảy ra chủ yếu liên quan đến quyền thu giữ tài sản và quyền xử lý TSBĐ của TCTD mà
phần lớn xuất phát từ việc chủ TSBĐ lạm dụng các quy định của pháp luật, cố tình gây cản trở đến tiến độ thu hồi nợ của TCTD.
Đồng thời, một trong những điều kiện để được xem xét áp dụng thủ tục rút gọn là “vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tịa án khơng phải thu thập tài liệu, chứng cứ” (khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015 ). Đánh giá về quy định này, tác giả cho rằng điểm ưu việt trong cách nhận diện các vụ việc cần đưa vào trường hợp được giải quyết theo thủ tục rút gọn đó là cơ chế này không phân biệt giá trị của tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại các điều kiện được mơ tả mang tính chất trừu tượng, chung, chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể80. Vì lý do đó, thủ tục rút gọn vẫn chưa được áp dụng đúng định hướng và chưa thực sự phát huy vai trò của cơ chế này trong việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp dân sự.
Vừa qua, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD cũng đã quy định về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án81 và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện việc áp dụng thủ tục rút gọn này.
Do vậy, cần thiết đưa các tranh chấp liên quan đến xử lý TSBĐ để thu hồi nợ giữa TCTD và bên bảo đảm vào trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn trong các trường hợp tranh chấp phát sinh không xuất phát từ chính nội dung của giao dịch bảo đảm đã được giao kết. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể để cơ chế này được áp dụng và nhân rộng tại các TCTD nhằm rút ngắn thời gian xử lý nợ, tiết kiệm thời gian và chi phí khơng cần thiết.
80
Phạm Thị Hồng Đào (2016), Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tham khảo từ: http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1986, ngày truy cập gần nhất: 26/09/2017.