65 Điề u4 Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
3.2.1.1. Về trách nhiệm của VAMC trong việc mua, bán các khoản nợ xấu từ NHTM
nợ xấu từ NHTM
Cơ chế mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt được diễn ra như sau: trước hết, NHTM chuyển giao nợ xấu theo giá trị sổ sách cho VAMC và nhận thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Sau đó, NHTM chiết khấu trái phiếu này tại NHNN để nhận vốn (với lãi suất thấp) nhằm phục vụ kinh doanh. Về phía VAMC, sau khi mua nợ sẽ tiến hành: bán nợ cho chủ thể khác, xem xét tái cơ cấu khách hàng vay, yêu cầu trả nợ hoặc xử lý TSBĐ theo quy định pháp luật.
Khi khoản nợ xấu được xử lý thành công, VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định trên số nợ thu hồi được, phần còn lại NHTM bán nợ hưởng tồn bộ. Trường hợp VAMC khơng xử lý được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả lại khoản nợ xấu cho NHTM và NHTM phải thanh toán lại cho NHNN số tiền đã được tái cấp vốn. Trong cả quá trình này, rủi ro mà VAMC phải chịu gần như khơng có.
Có thể thấy, thực chất của quá trình xử lý nợ xấu của VAMC là: VAMC “giữ hộ” nợ xấu nhằm giãn nợ cho các NHTM, khoản nợ khơng được mua đứt, bán đoạn vì nếu VAMC khơng xử lý “hộ” được thì trả lại NHTM khi đến hạn69. Như vậy, khi hết thời hạn của trái phiếu đặc biệt
69
Xem tại website http://nckh.hvnh.edu.vn/upload/5830/20140106/VAMC_tukyvongdenkhanang_4.pdf,
mà khoản nợ do VAMC mua của các NHTM không bán được để thu hồi vốn về thì món nợ xấu đó sẽ quay trở lại NHTM. Khi đó, nợ xấu sẽ trở thành rất xấu và gần như không thể xử lý.
Theo số liệu về thực trạng đã nêu trên thì số nợ được VAMC giải quyết là chưa cao, việc nợ xấu giảm chủ yếu do các NHTM áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng và cơ cấu lại nợ.
Về mặt kiến nghị, tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ thì phải quy định rõ trách nhiệm của VAMC khi nhận khoản nợ. Các quy định pháp luật cần được thiết lập theo hướng vừa trao quyền vừa áp đặt nghĩa vụ để VAMC cần phải thực hiện, có quyền thực hiện và dám thực hiện. Chẳng hạn như VAMC được toàn quyền chủ động (về thời điểm và phương thức) để xử lý khoản nợ xấu. Trường hợp VAMC chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp có khả năng áp dụng dẫn tới thiệt hại (cho NHTM) thì VAMC phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại này.
Điều này vừa tạo động lực và áp lực để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ của VAMC. Ngoài ra, việc này cịn khiến các NHTM tích cực bán nợ hơn cho VAMC khi nỗi lo việc “nợ là nợ của người ta” đã phần nào được hạn chế. Một lợi ích khác đối với các NHTM là, nếu như việc bán nợ hoặc xử lý TSBĐ khi khoản nợ còn ở NHTM thì ngay khi bán xong NHTM phải được hạch toán xem lời lỗ bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu VAMC xử lý nợ thành công trong khi thời hạn của trái phiếu vẫn cịn thì tiền thu được sẽ được VAMC gửi về tài khoản tiền gửi tại chính NHTM bán nợ (khơng lãi suất) và khi trái phiếu đến hạn mới thanh toán. Như vậy, thực chất, các NHTM đã thu được tiền xử lý nợ ngay nhưng trên sổ sách vẫn chưa phải hạch toán lỗ ngay đối với các khoản nợ có khả năng lỗ rất cao này.