Điều 8, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 80 - 83)

3.2.2. Đối với việc mua bán nợ giữa NHTM với các chủ thể khác

3.2.2.1. Kiến nghị liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của Nghị định 69/2016/NĐ-CP bán nợ theo quy định của Nghị định 69/2016/NĐ-CP

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP “Người quản lý của doanh nghiệp mua bán nợ phải có trình độ học vấn

từ đại học trở lên; là người quản lý hoặc có ít nhất năm năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ”. Như đã khẳng định, đối tượng

của các giao dịch mua, bán nợ là quyền đòi đòi nợ phát sinh từ các khoản nợ; xét một cách tổng thể, dù mang những đặc trưng riêng biệt các khoản nợ cũng là một loại hàng hóa được thừa nhận và lưu thông trên thị trường. Theo tác giả, vấn đề về nhu cầu thị trường; năng lực tài chính, kinh nghiệm của các chủ thể kinh doanh cũng như tính thanh khoản của đối tượng được giao dịch mới chính là những yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường. Đồng thời, bản chất của hoạt động mua, bán nợ không mang chức năng huy động nguồn vật chất từ xã hội và cũng không phải là đơn vị cung ứng vốn cho nền kinh tế như các TCTD. Mặt khác, yêu cầu về vốn pháp định đối với các doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không cao, sức ảnh hưởng đến nền kinh tế khơng q lớn.

Do đó, việc đặt ra tiêu chuẩn đối với người quản lý doanh nghiệp mua, bán nợ gần như chủ thể điều hành một TCTD chưa thật sự phù hợp; gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện. Việc sử dụng công cụ pháp luật để tạo lập thị trường, đặt ra các tiêu chuẩn gia nhập cụ thể là điều cần thiết; tuy nhiên, sự điều tiết của pháp luật phải tạo điều kiện chính đáng cho các chủ thể, hạn chế xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh vốn là một yếu tố cốt lõi quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Quy định về tiêu chuẩn về điều kiện đối với

người quản lý doanh nghiệp mua bán nợ có phần khắt khe, khơng mang lại hiệu quả quản lý, cần thiết phải điều chỉnh theo hướng hạ thấp tiêu chuẩn này so với định hiện hành.

Theo tác giả, điều kiện này cần được sửa đổi như sau: “Người quản

lý của doanh nghiệp mua bán nợ phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên; là người quản lý hoặc có ít nhất hai năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ”. Việc thực hiện kiến nghị này một mặt sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mua, bán nợ khơng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự, tổ chức quản lý; mặt khác hạn chế sự can thiệp không cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đảm bảo tính linh hoạt, khơng cứng nhắc trong q trình xây dựng các chính sách pháp luật.

3.2.2.2. Kiến nghị liên quan đến đối tượng của hoạt động mua, bán nợ nợ

Nghị định 69/2016/NĐ-CP được ban hành đã tạo ra một lối mở pháp lý phù hợp cho nhu cầu thị trường, thúc đẩy sự gia nhập các chủ thể tham gia mua, bán nợ; khắc phục tình trạng các khoản nợ không được giải quyết triệt để làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, tương tự như các lĩnh vực pháp luật khác Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ phải trở thành một văn bản quy phạm pháp luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp, trực diện giao dịch mua, bán nợ trên cơ sở nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia82. Qua nghiên cứu và phân tích các quy định của Nghị định 69/2016/NĐ-CP, tác giả cho rằng Nghị định cần bổ sung các quy định hướng dẫn trực tiếp một số vấn đề trọng yếu của giao dịch mua, bán nợ; tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào thị trường này có đầy đủ cơ sơ pháp lý để thực

hiện; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của các bên; góp phần hồn thiện và phát triển thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, Nghị định 69/2016/NĐ-CP cần đưa ra định nghĩa cụ thể

về đối tượng của giao dịch mua, bán nợ là “quyền đòi nợ”. Quyền đòi nợ là một dạng quyền tài sản được ghi nhận tại Điều 115 BLDS 201583, tuy nhiên định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ vẫn chưa được làm rõ về bản chất pháp lý tại bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Thực trạng trên sẽ gây ra khơng ít khó khăn, vướng mắc và lúng túng cho các chủ thể của thị trường khi áp dụng trong quá trình mua bán nợ cũng như việc hướng dẫn, đưa ra các chính sách điều tiết kịp thời và đúng lúc từ phía cơ quan có thẩm quyền; không tạo được cơ chế pháp lý rõ ràng để khuyến khích thị trường mua bán nợ mở rộng và phát triển. Tác giả cho rằng, khái niệm “quyền đòi nợ” khi được nhắc đến là đối tượng của giao dịch mua, bán nợ cần được khái quát như sau: “Quyền đòi nợ là một quyền tài

sản của tổ chức, cá nhân được ghi nhận trong BLDS, được quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức khác trả tài sản phát sinh từ giao dịch đã được xác lập hoặc theo quy định của pháp luật”. Với những đặc thù về đối tượng

của hoạt động mua bán nợ cũng như lịch sử hình thành và phát triển cịn khá mới của thị trường này, các quy định minh thị và rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo được cơ chế pháp lý rõ ràng để khuyến khích thị trường mua bán nợ mở rộng và phát triển; hạn chế những khó khăn, vướng mắc và lúng túng cho các chủ thể của thị trường trong quá trình hoạt động mua bán nợ; đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền kịp thời hướng dẫn, đưa ra các chính sách điều tiết phù hợp với tình hình mới.

Thứ hai, đối với một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới như hoạt động mua, bán nợ trên thị trường Việt Nam cần thiết phải tạo được hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)