Ngồi ra, đối với việc mua nợ thì chủ thể mua nợ còn bao gồm của các cá nhân, tổ chức bất kỳ khơng có chức năng mua bán nợ75.
Như vậy, cơ chế pháp lý đã cho phép nhiều chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ trên thị trường. Do đó, đối với những khoản nợ còn tương đối tốt này, không kén người mua và nhiều chủ thể được phép tham gia thì liệu Chính phủ có cần phải tăng vốn để VAMC tham gia mua bán nợ theo giá thị trường đối với những khoản nợ này.
Người viết cho rằng, khác với giai đoạn khi VAMC mới ra đời, mua bán nợ chưa phải là khái niệm phổ biến hay hoạt động được nhiều NHTM, các chủ thể kinh tế khác quan tâm. Hiện nay, hoạt động mua bán nợ đã khơng cịn xa lạ gì và chủ thể được tham gia cũng như khung pháp lý cho sự tham gia của các chủ thể mua bán nợ đã ngày càng hoàn thiện.
Hơn nữa, về tính thanh khoản của khoản nợ xấu không chỉ phụ thuộc vào việc mở rộng chủ thể được quyền mua bán mà cịn phụ thuộc vào tính chất của khoản nợ đó như thế nào, cơ chế pháp luật cho phép người mua có những quyền hạn gì, đến mức độ nào đối với khoản nợ được mua về. Việc thị trường mua bán nợ kém sôi nổi chủ yếu là do: (1) Tính chất của các khoản nợ được các NHTM “nhả” lại trên thị trường đã rất xấu; (2) Cơ chế pháp luật còn thiên về việc bảo vệ con nợ nhiều hơn là chủ nợ đặc biệt là trong việc xử lý TSBĐ chứ không phải do thiếu chủ thể mua, bán nợ trên thị trường. Những yếu tố theo cơ chế thị trường thì thị trường có thể tự điều chỉnh.
Thứ ba, về hiệu quả và nguồn vốn để VAMC mua nợ theo giá thị
trường.
Khi VAMC mua nợ theo giá thị trường thì câu hỏi được đặt ra là VAMC mua nợ bằng gì? Trái phiếu hay tiền mặt? Nếu mua nợ bằng trái phiếu thì trái phiếu này sẽ do ai phát hành, được bảo lãnh bởi ai và liệu mua nợ bằng trái phiếu thì các NHTM bán nợ có “mặn mà” hay khơng.