đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm khống chế nợ xấu ở mức giới hạn cho phép, mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động, đặc biệt là khả năng thanh khoản của ngân hàng57. Việc cho phép các NHTM được gia nhập vào thị trường mua, bán nợ cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của các AMC trực thuộc NHTM bên cạnh chức năng quản lý và xử lý nợ xấu thuần túy cho NHTM mẹ là một bước tiến trong nhận thức pháp lý của các cơ quan quản lý đối với thị trường tài chính – tiền tệ khơng ngừng biến động của Việt Nam.
Kể từ ngày 01/09/2015, các NHTM chính thức được triển khai hoạt động mua, bán nợ dưới sự điều chỉnh của Thông tư 09/2015/TT-NHNN, một văn bản quy phạm pháp luật chính thống và có hiệu lực thi hành tồn bộ thay cho Quy chế mua, bán nợ của các TCTD được ban hành kèm theo Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN. Đặc biệt, Thông tư 09/2015/TT-NHNN đã chính thức cho phép NHTM được tham gia vào thị trường mua, bán nợ với tư cách là bên mua nợ thay vì chủ yếu bán nợ nhằm xử lý nợ xấu, phục hồi khả năng thanh khoản như trước đây. Từ lâu, việc khẳng định các NHTM giữ vai trò quan trọng đối với việc vận hành có hiệu quả các yếu tố thị trường và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước đã khơng cịn là vấn đề gây tranh cãi, do vậy việc ghi nhận hoạt động kinh doanh này của NHTM phải tính đến sự an tồn cũng như các rủi ro có thể phát sinh, gây tổn hại đến các “mắc xích” cịn lại của nền kinh tế. NHNN đã thể hiện sự thận trọng và cân nhắc hợp lý khi quy định ràng buộc nhiều điều kiện để NHTM được phép hoạt động mua nợ trên thị trường; theo đó, bên cạnh các điều kiện, nguyên tắc về hoạt động mua bán nợ của NHTM nói chung (như đã trình bày ở mục 2.1.1 của luận văn này), NHTM còn phải đáp ứng các điều sau: (i) trước khi thực hiện việc mua nợ, NHTM phải có sự chấp thuận hoạt động mua nợ của NHNN tại giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM đó, (ii) tỷ lệ nợ xấu của NHTM thực hiện hoạt động mua nợ phải dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt (iii) NHTM mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp
luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động58. Thông tư 09/2015/TT-NHNN đã kịp thời bổ sung nhiều nội dung chặt chẽ hơn các văn bản trước đó; tình trạng các NHTM lách luật, thành lập các “công ty sân sau” để xử lý nợ xấu về mặt hình thức, đến nay buộc phải dừng lại; Thơng tư cũng góp phần đưa hoạt động mua bán nợ của các NHTM theo khuôn khổ và đi vào thực chất. Việc khống chế tỷ lệ nợ xấu được phép mua nợ của NHTM vừa giúp các tiêu chí an tồn hoạt động của các NHTM luôn được đảm bảo, vừa là động lực để các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao có biện pháp thích hợp nhằm hạ thấp tỷ lệ này xuống dưới 3% để được tham gia vào thị trường mua, bán nợ.
Có thể thấy, NHNN đã có nhiều động thái tích cực minh chứng cho việc từng bước thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường mua, bán nợ phù hợp với thực trạng nợ xấu và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Việc mở rộng đối tượng được tham gia mua nợ sẽ nâng cao tính thanh khoản của các khoản nợ xấu; tuy nhiên, việc cho phép gia nhập trong một giới hạn phù hợp, bảo đảm tính lành mạnh của thị trường cũng là một yêu cầu cần thiết. Thông tư 09/2015/TT-NHNN đã phản ánh sự nỗ lực không ngừng của NHNN nhằm từng bước hồn thiện mơi trường pháp lý về hệ thống ngân hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam59. Tuy nhiên, Thông tư này vẫn còn một vài nội dung cần xem xét, bàn luận, cụ thể:
Thứ nhất, tác giả đồng tình với quan điểm của Nguyễn Bích Ngân trong
bài viết “Luận bàn về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ
mua bán nợ của các TCTD Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng số
20 năm 2016, việc Thông tư 09/2015/TT-NHNN loại trừ hoạt động mua, bán
58 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
59 Nguyễn Bích Ngân (2016), “Luận bàn về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 20, xem tại nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 20, xem tại
http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter =false&showHeader=false&dDocName=SBV245914&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop =2485448956128655#%40%3F_afrLoop%3D2485448956128655%26centerWidth%3D80%2525%26dDoc, Name%3DSBV245914%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%
nợ phát sinh từ hợp đồng vay, cho vay giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhau ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Thông tư này60
là chưa hợp lý và gây ra nhiều bất cập trong quá vận hành cơ chế mua bán nợ trên thực tế. Nguy hiểm hơn, các NHTM có thể lợi dụng quy định này để thông đồng chuyển giao các khoản nợ cho nhau, đảo nợ hoặc làm sạch nợ xấu, để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; như vậy, các TCTD vẫn đủ điều kiện để tham gia mua bán nợ trên thị trường theo đúng nguyên tắc đã được NHNN đặt ra. Khi đó, các điều kiện gia nhập thị trường mà NHNN đặt ra đối với NHTM sẽ bị vơ hiệu hóa, mất kiểm sốt đối với các tỷ lệ an toàn hoạt động đối với các NHTM nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung.
Thứ hai, NHNN đã can thiệp một cách không hợp lý về việc định giá
khoản nợ được quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-NHNN61, NHNN nên tạo điều kiện cho các giao dịch mua bán nợ trên thị trường vận hành theo đúng quy luật cung – cầu; tự nguyện, tự do thỏa thuận về giá cả theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Việc áp đặt giá mua, bán nợ, giá khởi điểm phải được xác định trên cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị TSBĐ trong nhiều trường hợp sẽ gây trở ngại cho hoạt động xử lý nợ xấu của các NHTM. Một khi các NHTM tính tốn đến việc tn thủ quy định này có thể đưa ra mức giá trao đổi, giá khởi điểm đối với khoản nợ cao hơn giá thị trường của khoản nợ ở thời điểm hiện tại cũng như tình trạng khoản nợ; làm sụt giảm tính thanh khoản của khoản nợ mang ra thỏa thuận, đấu giá vì các chủ thể mua nợ khó mặn mà với khoản nợ với mức giá khơng tương thích với giá cả thị trường.