phiếu doanh nghiệp đối với việc phát hành trái phiếu của VAMC; trở thành bên nhận bảo đảm mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm cũng như không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm trong hợp đồng, chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt hành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp; …
Đối với phương thức mua bán nợ theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải từ trái phiếu đặc biệt: tư cách chủ thể của VAMC giản đơn
hơn với vai trò là một bên mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Trong quan hệ mua bán này, VAMC và các NHTM có vị thế bình đẳng, việc xác lập giao dịch mua bán do các bên tự nguyện, thỏa thuận. Khi mua nợ, VACM sẽ quan tâm và đánh giá khoản nợ như một nhà đầu tư, cân nhắc tổng hợp các điều kiện và yếu tố (giá trị thị trường của khoản nợ, tài sản đảm của khoản nợ, hiệu quả kinh tế sau khi mua, rủi ro, khả năng thu hồi vốn, …) để hoạt động đầu tư mua tài sản (quyền địi nợ) có thể sinh lợi và hiệu quả. Trong phương thức mua bán này, đối với giai đoạn mua, tính bình đẳng trong quan hệ mua bán được thể hiện rất rõ còn các quyền hạn đặc biệt của VAMC chủ yếu tập trung trong việc xử lý TSBĐ, làm việc với các khách hàng vay sau này.
2.1.1.2. Về tư cách chủ thể của NHTM
Tương tự như VAMC, tùy thuộc vào từng mối quan hệ mua bán khác nhau mà tư cách chủ thể của NHTM sẽ được thể hiện khác nhau tương ứng với bản chất đặc thù của phương thức mua, bán nợ được các bên thực hiện.
Đối với phương thức mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, nếu như
VAMC chủ yếu đóng vai trò là chiếc phao “cứu cánh” với các đặc quyền của chủ thể “hỗ trợ” thì các NHTM thường tham gia với tư cách là chủ thể bán nợ bắt buộc với các khoản nợ xấu buộc phải giải quyết để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% nhằm bảo đảm hoạt động của tồn hệ thống TCTD ln được duy trì ở mức an toàn. Do vậy, trong mối quan hệ này, các NHTM tham gia ở vị thế yếu thế hơn VAMC và phải thực hiện các yêu cầu mà VAMC đưa ra. Bản chất của loại giao dịch này khơng mang tính thị trường nên các quyền và
nghĩa vụ được xác lập khơng hồn tồn xuất phát từ yếu tố tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên cũng là điều dễ lý giải. Theo đó, các NHTM muốn bán nợ cho VAMC thì phải lập hồ sơ đề nghị mua nợ cũng như mặc nhiên chấp nhận các điều khoản về mặt công cụ thanh toán, giá mua bán,… mà không thông qua cách thức thỏa thuận như các giao dịch dân sự thông thường khác.
Đối với phương thức mua bán nợ theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải là trái phiếu đặc biệt, vị thế của NHTM đã được cân bằng tương đối với VAMC trong quan hệ mua, bán nợ. Các nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyện áp dụng chung cho các giao dịch dân sự đã được thiết lập. Khi không bị đưa vào tình thế bắt buộc phải bán nợ, dĩ nhiên NHTM sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp với mong muốn cũng như mở rộng khả năng đàm phán của NHTM trong giao dịch. So với phương thức bán nợ cho VAMC để nhận về trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành thì việc bán nợ theo giá trị thị trường, tư cách chủ thể của NHTM mới thực sự được đảm bảo tương xứng với một hoạt động mang tính giao dịch trên thị trường. NHTM được tự do cân nhắc việc lựa chọn bán hay khơng bán nợ cho VAMC, được bình đẳng trong quá trình đi đến thỏa thuận về mặt giá cả, phương tiện thanh toán và các yếu tố cơ bản khác của hợp đồng. Các NHTM được bảo vệ và đảm bảo một cách thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp như các chủ thể kinh doanh khác khi tham gia giao dịch.
2.1.2. Các đặc điểm và quy định đối với hình thức bán nợ xấu của NHTM cho VAMC cho VAMC
2.1.2.1. Đặc điểm chung
2.1.2.1.1. Đối tượng mua bán nợ
Đối tượng của hợp đồng mua, bán nợ là quyền đòi nợ, đây là một loại quyền tài sản, theo đó bên bán nợ chuyển giao cho bên mua quyền địi nợ của mình đối với khách hàng vay. Bên mua thanh toán cho bên bán một khoản tiền và kỳ vọng khoản tiền được bên nợ hoàn trả sẽ lớn hơn giá trị ban đầu mà bên mua đã bỏ ra. Khoản nợ được mua bán là nợ
xấu, tức là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Khoản nợ xấu này phát sinh trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn và từ hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khốn, mua trái phiếu của cơng ty đại chúng chưa đăng ký giao dịch trên thị trường và ủy thác cấp tín dụng và các khoản nợ xấu khác theo quy định của NHNN22.
Điều kiện chung đối với khoản nợ được VAMC mua23
:
Thứ nhất, khoản nợ xấu có TSBĐ: theo quy định này thì trong các
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chỉ những khoản nợ nào mà biện pháp bảo đảm có sử dụng tài sản để đảm bảo thì mới được xem là đáp ứng yêu cầu (như cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ, ..) còn các biện pháp như tín chấp, bảo lãnh sẽ không được xem là thỏa mãn điều kiện này. Tuy nhiên, quy định pháp luật mới chỉ dừng ở việc yêu cầu khoản nợ xấu phải có TSBĐ mà chưa đề cập tới việc khoản nợ chỉ cần có bảo đảm một phần hay phải được bảo đảm tồn bộ cũng như đặt ra các tiêu chí về giá trị, tỷ lệ giá trị TSBĐ trên giá trị khoản nợ;
Thứ hai, khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu phải hợp pháp và
có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể: hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác,
hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của TCTD, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với TCTD;
Thứ ba, khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của NHTM
bán nợ và TSBĐ của khoản nợ xấu khơng có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ.
22
Xem Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 (Thông tư 19/2013/TT-NHNN).