Xem Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 35 - 37)

Thứ tư, khách hàng vay còn tồn tại tại thời điểm mua bán nợ, nếu

khách hàng vay là tổ chức thì tổ chức này phải chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc chưa chết, mất tích đối với cá nhân.

Thứ năm, vào thời điểm bán nợ, giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay phải đáp ứng điều kiện sau:

(i) Đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức: không thấp hơn 3 tỷ đồng; (ii) Đối với khách hàng vay là cá nhân: không thấp hơn 1 tỷ đồng.

Những quy định này được đặt ra có thể giải thích là do mục đích thành lập của VAMC nhằm mau chóng giải quyết nợ xấu do đó các khoản nợ xấu VAMC nhắm tới khơng phải là các khoản nợ xấu có giá trị nhỏ. Mặt khác, để đánh giá cũng như định giá được một khoản nợ xấu là một quá trình phức tạp, nếu giá trị khoản nợ xấu không được giới hạn dưới có thể khiến nguồn nhân, vật lực của VAMC phải giải quyết một số lượng lớn các khoản nợ xấu nhỏ lẻ.

2.1.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của VAMC và NHTM a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của VAMC a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của VAMC

Ngoài các quyền và nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nợ thì pháp luật còn quy định cho VAMC có các nhóm quyền về việc: yêu cầu các bên có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ, TSBĐ, khách hàng vay; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của NHTM bán nợ; tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay; nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ TSBĐ để xử lý, thu hồi nợ; đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hồn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về TSBĐ và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ TSBĐ và thu hồi, xử lý nợ, TSBĐ,…Về các quy định luật định,

nghĩa vụ của VAMC được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ hành chính với cơ quan nhà nước quản lý có liên quan và trong công tác tổ chức, hoạt động của chính mình, cịn nghĩa vụ đối với bên mua nợ thì chủ yếu dựa trên nội dung hợp đồng mà VAMC thỏa thuận với NHTM.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên thì tùy thuộc vào hình thức mua bán nợ giữa VAMC với NHTM mà các quyền và nghĩa vụ của VAMC sẽ có những điểm khác biệt theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)