nước ngồi56. Trong đó, NHTM bán nợ cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau: (i) Hoạt động mua, bán nợ không được trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên nảo đảm; (ii) NHTM phải có quy định nội bộ về hoạt động mua bán nợ, trong đó xác định cụ thể thẩm quyền thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ; quy trình định giá, đấu giá khoản nợ trước khi thực hiện mua, bán nợ; (iii) NHTM không được mua lại các khoản nợ đã bán; (iv) NHTM không được bán nợ cho cơng ty con của chính NHTM đó, trừ trường hợp bán nợ cho AMC của NHTM mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Như vậy, các nhà làm luật đã đặt các AMC độc lập hoàn toàn trong mối quan hệ với NHTM mẹ khi quy định các điều kiện của khoản nợ đem ra trao đổi cũng như các nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ tương tự như NHTM giao dịch mua bán nợ với các chủ thể khác.
Tóm lại, việc bổ sung các cơ chế pháp lý đầy đủ và hợp lý cho giao dịch mua, bán nợ của NHTM và AMC trực thuộc – kênh xử lý nợ xấu hữu hiệu và tin tưởng nhất của các NHTM là một chính sách hết sức cần thiết cho nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ nền kinh tế - đẩy lùi và xóa sạch nợ xấu. Tuy nhiên, sự ra đời của Nghị định 69/2016/NĐ-CP chỉ hỗ trợ một phần nhỏ đối với hoạt động xử lý nợ xấu, vấn đề chính để thúc đẩy nhanh q trình này là pháp luật cần phải “cởi trói” đối với hoạt động thanh lý tài sản.
2.2.2. NHTM bán nợ xấu cho NHTM hoặc AMC của NHTM khác
Xét về mặt bản chất, một NHTM khơng có sự tồn tại của nợ xấu mới là một NHTM có vấn đề, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam. Ngược lại, một NHTM có nợ xấu là một NHTM đang hoạt động bình thường, hết sức bình thường, vì nếu nó khơng bình thường thì các TCTD trên thế giới không cần đến việc thiết lập quy trình phân loại nợ để quản lý, kiểm sốt. Tuy nhiên, để đẩy lùi hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất, các nhà quản trị ngân hàng phải