Kinh nghiệm phát triểndu lịch không bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 29 - 30)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triểndu lịch bền vững của một số nước và bài học kinh

1.3.2. Kinh nghiệm phát triểndu lịch không bền vững

- Du lịch ở Pattaya (Thái Lan): Trong hai thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư

xây dựng từ 400 lên 21.000 phòng khách sạn. Sự tập trung phát triển ồ ạt các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một điểm du lịch đã gây những ảnh hưởng tiêu cực. Biển bị ô nhiễm nghiêm trọng, cây cối bị tàn phá làm cho môi trường trở nên thô ráp và cằn cỗi. Sự phát triển bất hợp lý, sự ùn tắc giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và xã hội gia tăng. Từ đó khung cảnh của khu du lịch ban đầu bị mất đi, sự hấp dẫn đối với du khách giảm sút. Thời gian đó, số lượng khách đến Pattaya giảm đi rõ rệt. Cho đến năm 1993, khi giải quyết các vấn đề cấp thiết về mơi trường thì số lượng khách du lịch dần tăng trở lại.

Ở Thái Lan, trước đây thu hút được nhiều khách du lịch cũng chính nhờ lợi thế về ổn định chính trị - xã hội. Nhưng sau khi xảy ra bất ổn về chính trị, xã hội, du lịch Thái Lan đã chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó phát triển du lịch ở Pattaya cịn thiếu tính bền vững về mặt xã hội như “du lịch tình dục” mơ hình du lịch kiểu mới này nhằm tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trực tiếp với người dân địa phương để tự khám phá những giá trị văn hóa Thái Lan. Nhưng cách làm du lịch này xảy ra những biến cố phức tạp trong các ngành dịch vụ, thì ảnh hưởng xấu về mặt xạ hội như kéo theo nhiều căn bệnh thế kỷ, tệ nạn xã hội cho đất nước Thái Lan.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ du lịch Pattaya (Thái Lan):

 Sự phát triển ồ ạt trong một thời gian ngắn tại một điểm du lịch dẫn đến sự ô nhiễm về môi trường, phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, đánh mất động vật hoang dã.

 Nhận thức được vấn đề phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là không thể tách rời nhau. Mọi sự cố gắng về vấn đề môi trường tách biệt khỏi những vấn đề khác sẽ dẫn đến thất bại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 29 - 30)