Công tác thu hút quần chúng tham gia vào phát triểndu lịch tại TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 56 - 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng phát triểndu lịch trên Thành phố Hồ Chí Minh trên quan

2.3.6. Công tác thu hút quần chúng tham gia vào phát triểndu lịch tại TP.HCM

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, TP.HCM đã tạo điều kiện cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, ưu đãi, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa ứng xử, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường... Thông qua hoạt động du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của người dân địa phương đến được với du khách quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó TP cũng đã thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM nhằm tập hợp, đoàn kết quần chúng cá nhân, tập thể tự nguyện tham gia sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện mơi trường. Mơ

hình này cũng chính là một trong những yếu tố tích cực thu hút quần chúng tham gia vào phát triển du lịch tại TP.HC

Nhìn chung: Trong thời gian qua, mức độ tham gia của quần chúng vào các hoạt

động du lịch còn rất thấp, chủ yếu người dân tham gia vào dịch vụ bán hàng lưu niệm phục vụ ăn uống, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển khách…tại các khu, điểm du lịch theo mùa vụ. Những người dân ở xa trung tâm du lịch vẫn chưa thực sự tham gia vào các hoạt động du lịch và họ cũng chưa thực sự được hưởng những lợi ích mà du lịch mang lại. Trình độ dân trí ở những nơi này chưa đồng đều, nhận thức về lợi ich du lịch và bảo vệ gìn giữ tài ngun mơi trường chưa cao. Do vậy vẫn cịn tình trạng mất vệ sinh, xả rác trong khu di tích, khu du lịch, đeo bám khách, lợi dụng tín ngưỡng, ép giá... Cần có những giải pháp hữu hiệu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cao hiểu biết và khuyến khích cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch để đảm bảo PTDLBV.

2.3.7. Công tác phát triển, quy hoạch du lịch so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

Trong q trình triển khai cơng tác phát triển, quy hoạch du lịch của ngành du lịch TP.HCM luôn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM đã đề ra. Theo lộ trình giai đoạn 2011-2015 triển khai “chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố” phát triển du lịch TP theo hướng

bền vững, định hướng các sản phẩm du lịch và hệ thống hạ tầng đáp ứng cho phát triển lâu dài. Trong những năm qua Ngành du lịch TP đã có những bước chuyển biến tích cực. Phần lớn tài nguyên du lịch đã được đưa vào khai thác, hoạt động khai thác du lịch đã chú trọng điều hòa giữa khai thác, tái tạo, phục hồi theo quy hoạch. Các hạng mục đầu tư đều có các giải pháp phát triển bền vững trong quy hoạch tổng thể, chi tiết của các cụm, khu du lịch theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về khách du lịch. Công tác phát triển, quy hoạch du lịch góp phần quan trọng đã và đang hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM.

Đánh giá chung về công tác phát triển, quy hoạch du lịch so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM trong những năm qua phù hợp so với mục

tiêu đề ra trong việc xây dựng TP.HCM phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường và công tác phát triển, quy hoạch du lịch đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững của thành phố.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư, tăng thu ngân sách, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí.

Tuy nhiên bên cạnh sự phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, công tác phát triển, quy hoạch du lịch chưa thật sự tập trung khai thác triệt để được các lợi thế sẵn có để phát triển ở mức độ chất lượng cao hơn. Tuy đã có mức tăng trưởng khá nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch. Do vậy, cần củng cố và tăng cường công tác phát triển, quy hoạch du lịch hơn nữa, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực phát triểndu lịch, quy hoạch du lịch nhằm tham mưu cho các cấp lãnh đạo ngành du lịch về hướng đi và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 56 - 58)