Đánh giá dưới góc độ kinh tế, xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 58 - 62)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Đánh giá dưới góc độ kinh tế, xã hội, môi trường

Về kinh tế

- Doanh thu du lịch: doanh thu du lịch TP tăng ổn định qua các năm, khả năng chi

tiêu và sử dụng dịch vụ của du khách ngày càng cao góp phần đáng kể cho nguồn thu du lịch TP tăng trưởng ổn định.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng

hàng năm du lịch TP.HCM giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

- Loại hình và sản phẩm du lịch: TP.HCM có loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng hơn như: Du lịch đô thị, hội nghị, mua sắm, các điểm tham quan văn hóa, di tích lịch sử, bảo tàng; DLST tại Cần Giờ; Du lịch nghỉ dưỡng – giải trí, ẩm thực; Du lịch tuổi trẻ kết hợp học tập; Các sản phẩm du lịch liên kết với các điểm đến du lịch phụ cận: DLST vườn, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng miền núi…

Bên cạnh đó TP.HCM cũng nỗ lực trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình cũng như các sản phẩm du lịch mới như du lịch đường thủy để thu hút và giữ chân du khách khi đến với TP.

- Khách du lịch: lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến TP đều tăng qua các năm. Khách du lịch trình độ văn hóa nhất định, có khả năng chi trả cao, và coi trọng ý thức bảo vệ mơi trường cảnh quan điều đó góp phần tuyên truyền và bảo vệ môi trường du lịch đối với du khách, góp phần PTDLBV trên địa bàn thành phố.

21.35% 48.15% 29.17% 23.65% 17.17% 26.55% 25.30% 17.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu du lịch của TP.HCM Tăng trưởng (%)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách quốc tế đến TP.HCM và

tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Ngàn lượt khách

- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho

ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú. Việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chỉnh trang đơ thị, trong đó cơ sở hạ tầng, phục vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịchTP không ngừng phát triển.

- Xúc tiến du lịch: nhìn chung, cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong thời gian

qua đã được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hóa góp phần thu hút khách. Với sự đầu tư của TP trong những năm gần đây đã mang lại kết quả tích cực thấy rõ. Khoảng 5 năm trước, du lịch chỉ đóng góp khoảng 6% GDP của thành phố, với mức đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá chỉ khoảng 4,5 tỷ đồng và những năm gần đây, kinh phí cho xúc tiến, xây dựng sản phẩm đã tăng dần lên từ 9,7 tỷ đồng năm 2011 lên 12 tỷ đồng trong năm 2013. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực thì chi phí dành cho xúc tiến du lịch của TP vẫn còn khiêm tốn.

Về xã hội

Ngành du lịch TP đã đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Từ đó cũng góp phần giải quyết việc làm

17.50% 14.80% 3.70% -7.14% 19.23% 12.90% 8.50% 8.10% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Khách quốc tế đến TP.HCM Tăng trưởng (%)

cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Thông qua hoạt động du lịch cũng tạo ra cơ hội để trùng tu và bảo tồn các di tích lịch sử, phong tục tập qn và các làng nghề khơng chỉ đóng góp tích cực đối với việc tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo mà cịn góp phần làm ổn định về mặt xã hội cho cuộc sống của người dân làng nghề. một số làng nghề tiêu biểu như làng nghề bánh tráng xã Phú Hồ Đơng, huyện Củ Chi; làng nghề đan lát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; làng nghề muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; làng nghề nuôi và chế biến da cá sấu xuất khẩu phường Thạnh Xuân, Quận 12.

Bên cạnh đó có các Lễ hội cổ truyền và các hoạt động văn hoá thu hút nhiều cộng đồng người dân tham gia như lễ thờ tổ nghiệp Kim Hoàn, lễ giỗ tổ ngành Hát Bội và cải lương, lễ hội cúng cá voi ở biển Cần Giờ, lễ hội lăng Ông - Bà Chiểu, hội miếu Ơng Địa, lễ đền thờ Phan Cơng Hớn, hội chùa Ơng Bổn, lễ hội tơn giáo và các dân tộc... được du khách đánh giá rất cao và người dân nhiệt tình tham gia đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã hội.

Mặt khác sự phát triển du lịch cũng tác động tiêu cực đối với hệ xã hội, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, cướp giật, sự gia tăng giá cả dịch vụ mùa cao điểm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với phát triển du lịch bền vững.

Về môi trường

Để đảm bảo cho một chiến lược phát triển bền vững, tăng sức hấp dẫn du khách, tạo uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong xu thế hội nhập hiện nay. Ngành du lịch TP cũng chỉ đạo và phối hợp với các ban ngành nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc tham gia hoạt động du lịch tự ý thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường. Ví dụ như khu du lịch địa đạo Củ Chi những người dân họ ln ý thức giữ gìn di tích, cảnh quan tự nhiên, thường cởi mở, thân thiện với khách và có thể làm hướng dẫn viên cho du khách.

Để nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ mơi trường. Ngành du lịch TP đã phối hợp các ban ngành chỉ đạo từ việc xây dựng, xét duyệt các dự án, các chương trình, các kế hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo việc

khai thác, đi đôi với tôn tạo các nguồn phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý. Trong thời gian qua các khu di tích lịch sử của TP.HCM đã được đầu tư cho việc khôi phục, tôn tạo những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng di tích chiến tranh, Lễ hội trái cây Nam Bộ…

Một số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng đã đầu tư và sử dụng như: công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm tiêu thụ năng lượng: như sử dụng đèn led tiết kiệm điện, nước nóng năng lượng mặt trời và phấn đấu đạt nhãn hiệu

“Bông sen xanh” trong kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 58 - 62)