Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triểndu lịch bền vững ở TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 30 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triểndu lịch bền vững của một số nước và bài học kinh

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triểndu lịch bền vững ở TP.HCM

Từ những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nói chung, PTDLBV nói riêng ở một số nước và mơ hình phát triển du lịch ở địa phương trong nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm PTDLBV ở TP HCM bao gồm các vấn đề chủ yếu như sau:

- Một là, du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chính sách, chiến lược

phát triển du lịch hợp lí hướng đến sự bền vững. Ngồi ra chính sách, chiến lược phát triển du lịch phải phù hợp chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tránh tình trạng các hoạt động du lịch diễn ra một cách tự phát, gây tổn hại đến tài nguyên du lịch. Nhằm phát huy một cách có hiệu quả các tiềm năng, thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường.

- Hai là, các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức

và quản lý các hoạt động du lịch đúng hướng. Nhằm kiểm soát các hoạt động du lịch (sức chứa, chất thải, tiêu thụ năng lượng...) đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

- Ba là, nên mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đảm bảo

cho phát triển du lịch bền vững. Nhằm khai thác tiềm năng du lịch sẳn có, nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh công tác đầu tư cần chú ý đến tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để tái đầu tư.

- Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch, công tác giáo dục bảo vệ

môi trường đối với cộng đồng địa phương, công tác tuyên truyền cho du khách. - Năm là, nâng cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Kết luận chương I

Phát triển bền vững là xu hướng phát triển được các chính khách, các nhà hoạch định cơ chế, chiến lược trên thế giới quan tâm và trở thành quan điểm chủ đạo trong xây dựng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững được hiểu là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, logic, biện chứng và hiệu quả giữa ba mặt đó là sự phát triển kinh tế, cơng bằng xã hội và bền vững môi trường. Được mệnh danh là “ngành cơng nghiệp khơng khói” là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế, du lịch tất yếu phải phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của tương lai. Do đó phát triển du lịch bền vững là hướng đến trọng tâm: vừa khai thác, sử dụng với hiệu quả, năng suất cao nhất các nguồn tài nguyên du lịch trong hiện tại và tạo ra điều kiện, cơ sở bảo tồn và tăng giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch trong tương lai.

Nội dung và tiêu chí phát triển DLBV được thể hiện và đánh giá trên các phương diện:

- Sự phát triển và đóng góp phát triển kinh tế. - Sự phát triển về văn hóa - xã hội.

- Bảo tồn và sử dụng môi trường.

- Hiệu quả khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch.

Phát triển du lịch bền vững phải hướng đến đạt được các mục tiêu cơ bản như sau:

- Phát triển và tăng sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và bảo vệ mơi trường.

- Mở rộng công bằng dân chủ trong phát triển. - Nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp dân cư. - Đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của du khách.

Việc duy trì chất lượng của mơi trường phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững du lịch nói riêng đã trở thành xu hướng phát triển của thế giới hiện đại. Vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm các nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 30 - 32)