Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 81 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

3.5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triểndu lịch bền vững trên địa bàn

3.5.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Tiến hành đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch của TP kết hợp hài hòa giữa việc phát triển sản phẩm mới với củng cố các sản phẩm du lịch chủ yếu của thành phố. Cần xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để sản phẩm du lịch của thành phố có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Cần tập trung ưu tiên phát triển DLST, nghỉ dưỡng, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch đường thủy.

Việc phát huy thế mạnh hệ thống sông rạch, đẩy mạnh phát triển du lịch đường thủy. Đây là sản phẩm du lịch không mới trên thế giới nhưng mới với TP.HCM. Để phát triển loại hình này cần học tập kinh nghiệm một số địa danh phát triển sản phẩm du lịch này tốt như Paris, London, Amsterdam, Saint-Petersbourg, Thượng Hải... Viêc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch đường thủy góp phần bảo tồn và giữ gìn cảnh quan mơi trường sinh thái, PTDLBV nâng cao thu nhập cư dân địa phương.

Khuyến khích, thu hút đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia phát triển sản phẩm du lịch và hỗ trợ trong việc sưu tập, phục hồi các sản phẩm phục vụ du lịch như: các lễ hội truyền thống, các làng nghề sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ lưu niệm…kéo người dân vào làm du lịch thông qua hổ trợ của các doanh nhiệp du lịch. Qua đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo tồn sản phẩm du lịch cũng như đa dạng háo các sản phẩm du lịch

Ngành du lịch thành phố cần kết hợp hoạt động du lịch giữa thành phố và các các địa phương. Cần có sự phối hợp liên ngành và tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch trong việc khảo sát các điểm du lịch mới và thiết kế xây dựng một số tuyến điểm làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các vùng lân cận như Đồng bằng Sông Cửu Long và duyên hải Miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên để tạo lập các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Việc liên kết giữa các các địa phương cần được phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt, chặt chẽ nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch thật hấp dẫn du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 81 - 82)