Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 84 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

3.5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triểndu lịch bền vững trên địa bàn

3.5.1.5. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch mở rộng thị trường

hợp giữa các ngành.

Đối với hoạt động tuyên truyền về du lịch, cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho du khách những thông tin để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch. Tuyên truyền quảng bá trong du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Xây dựng chương trình xúc tiến, nâng cao nội dung và hình thức hoạt động quảng bá phát triển du lịch theo chuyên đề, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại. Tham gia các sự kiện và hội chợ du lịch thương mại với các địa phương trong nước để quảng bá sản phẩm du lịch và hình ảnh của TP. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua hội chợ, triển lãm.

Phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch phát hành những ấn phẩm đặc sắc về thơng tin văn hóa - du lịch, ẩm thực, bản đồ du lịch, lồng ghép tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch đến với du khách thông qua sổ tay du lịch, internet, băng rôn.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thơng như hệ thống truyền hình, phát thanh và báo chí. Tổ chức các Famtrip, Press tour cho các hãng lữ hành, các hãng truyền hình và nhà báo du lịch quốc tế đến tham quan TP.HCM để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm và hình ảnh của TP đến với thị trường du lịch thế giới được sâu rộng hơn.

Tăng cường nội dung và hình thức Website du lịch thành phố, từng bước xây dựng các Website du lịch bằng những ngoại ngữ thông dụng. Tăng cường chất lượng chuyên mục du lịch và tần suất phát sóng trên truyền hình, tiếp tục mở rộng các trang chuyên về du lịch trên các báo và tạp chí.

Xây dựng phát triển thương hiệu du lịch TP.HCM trên cơ sở phát triển các thương hiệu khu du lịch, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, DNDL, các địa danh nổi tiếng.

Việc phối hợp giữa các ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát huy hơn nữa. Vì vậy thành phố cần xây dựng các chính sách phối hợp, liên kết giữa các Khu/Tuyến/Điểm để thu hút khách du lịch, tạo ra sự liên thông trong phục vụ du

khách, du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn, góp phần nâng cao thời gian lưu trú của khách du lịch tại Thành phố, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Mở rộng liên kết giữa các vùng, địa phương trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, kết nối tour du lịch một cách có hiệu quả. Sự kết nối tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm du lịch trong cùng một tuyến du lịch với các sản phẩm đặc sắc nhất và đó chính là yếu tố giữ chân du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 84 - 85)