Đánh giá dưới góc độ khai thác tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 62 - 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch thành phố Hồ Chí Minh

2.4.2. Đánh giá dưới góc độ khai thác tài nguyên du lịch

TP.HCM nằm ở miền Đông Nam bộ là trung tâm du lịch lớn nhất nước có vai trị đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước về kinh tế, văn hố, khoa học, cơng nghệ. Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thơng tương đối thuận tiện, bên cạnh đó TP.HCM có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hố, cách mạng có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên của TP.HCM khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn. Với mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho TP.HCH dễ dàng liên kết du lịch với các tỉnh trong vùng, các địa phương trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó khí hậu ơn hồ, nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, nhiệt độ khơng q nóng hay quá lạnh. Với cảnh quan và hệ sinh thái, miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm và được đánh giá là một trong những nhân tố giúp cho du lịch có thể phát triển bền vững.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên của TP.HCM thiếu đa dạng các hệ sinh thái đặc thù, các sơng rạch TP.HCM vẫn cịn tình trạng ơ nhiễm, chưa được quản lý chặt chẽ và bên cạnh đó cịn chịu ảnh hưởng dao động bán nhật triều của biển Đông gây nên hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành, làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan du lịch trong TP.

Về tài nguyên u lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của TP.HCM thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó cịn một số hạn chế trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cịn tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp điển hình như:

- Di tích lịch sử văn hóa: di tích lịch sử văn hóa là một trong những thế mạnh để

phát triển du lịch của TP. Nhưng rà sốt lại, hiện có 54 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp TP hầu hết đã xuống cấp, một số di tích bị thay đổi cơng năng, tư nhân, thương mại hóa.

+ Chỉ tính riêng ở Quận I: có 05 di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia (đã có tới

03 di tích bị lấn chiếm, sử dụng khơng đúng mục đích) gồm:

 Nơi thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội năm 1929.

 Trụ sở báo Dân chúng được công nhận là di tích lịch sử ngày 16.11.1998.

 Di tích thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929 được cơng nhận di tích quốc gia năm 1988 cũng thuộc sở hữu tư nhân, được sử dụng làm căn hộ để ở từ năm 1978.

Nhìn chung: Đứng trước khó khăn, thách thức về ý thức bảo tồn, công tác đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách còn hạn chế. TP cần quan tâm thích đáng trong việc tạo nguồn kinh phí phục vụ lâu dài nhằm “giải cứu” di tích

đang ngày càng bị xuống cấp đáng báo động.

- Lễ hội: hoạt động lễ hội trên địa bàn TP rất đa dạng. Nhưng trong những năm qua

chưa thật sự chú ý khai thác trong du lịch một cách hệ thống. Do vậy, hoạt động lễ hội chủ yếu có tính tự phát, tập hợp tư liệu chưa đầy đủ, chưa được nghiên cứu kỹ, tổ chức sơ sài, người dân địa phương và du khách chưa thất sự hịa mình vào lễ hội, tính chất biểu diễn, sân khấu hóa cịn nhiều.

Nhìn chung: Việc khai thác lễ hội trong thời gian qua cịn mang tính tự phát thiếu kế hoạch và chiến lược. TP cần phải tiến hành việc nghiên cứu quy hoạch lễ hội để có được chương trình hoạt động du lịch hội lễ, cũng như đầu tư để xác định nội

dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của các lễ hội cụ thể. Đó khơng chỉ là những nỗ lực nhằm thu hút du khách, mà còn là trách nhiệm biểu dương bản sắc văn hóa dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hiến của một quốc gia.

- Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống: trong những năm gần đây, TP.HCM

phát triển mạnh mẽ về đô thị, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP đã phần nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thủ công. Một số làng nghề thủ công đã bị mai một như: làng Giày và làng Cẩn Ốc (Xà Cừ) Bình Thạnh. Một số làng nghề đã tìm cách chuyển đổi cơ cấu sản xuất của mình như làng bún khơ Pháp Giới ở quận Tân Bình, Làng dệt Bảy Hiền.

Nhìn chung: Du lịch làng nghề cịn phát triển tự phát, thiếu tính chun nghiệp.

Tình trạng chung của người dân ở các làng nghề còn thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ, khâu thuyết minh chưa tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của sản phẩm. Vì vậy TP cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những làng nghề có vị trí thuận tiện, gần các tuyến điểm du lịch để đầu tư phát triển và tổ chức khai thác phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 62 - 64)