Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng phát triểndu lịch trên Thành phố Hồ Chí Minh trên quan

2.3.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

- Về cơ sở lưu trú:

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách ngày càng tăng nên các cơ sở lưu trú được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, trên địa bàn TP hệ thống cơ sở các cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch phát triển ngày càng, số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Nếu năm 2006, TP mới chỉ có 801 cơ sở lưu trú với 20.982 phịng, thì tính đến năm 2013, trên địa bàn TP đã có 1.980 cơ sở lưu trú du lịch (tăng 1.179 cơ sở lưu trú du lịch so với năm 2006) với 45.950 phòng (tăng 24.968 phòng so với năm 2006).

Bảng 2.6: Thực trạng cơ sở lưu trú của TP.HCM giai đoạn 2006- 2013

Đơn vị tính: CSLT, phịng

Loại khách sạn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cơ sở lưu trú 801 948 1.165 1.350 1.461 1.568 1.568 1980 Tổng số phòng 20.982 23.94 27.665 31.591 34.091 36.611 40.202 45.950 -Khách sạn 5 sao 10 11 12 13 13 13 14 15 -Khách sạn 4 sao 7 8 8 8 11 13 15 18 -Khách sạn 3 sao 21 25 29 35 44 49 60 71 -Khách sạn 2 sao 71 90 111 140 159 180 201 216 -Khách sạn 1 sao 62 155 241 424 558 655 830 1.106 -Cơ sở lưu trú đạt chuẩn 630 659 763 728 674 656 601 552 -Bệnh viện KS 5 sao 1 1 1 1 1 -Khu căn hộ cao cấp 1 1 1 1 1 1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.

Nhìn chung: Qua đánh giá về thực trạng cơ sở lưu trú cho thấy tốc độ tăng

trưởng khá trong năm gần đây, theo hướng nâng cấp và xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung các phịng khách sạn đảm bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hóa các dịch vụ, tăng cường quảng cáo tiếp thị.

- Về doanh nghiệp lữ hành:

Bên cạnh việc phát triển của các cơ sở lưu trú, số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn cũng tăng mạnh, từ 452 doanh nghiệp vào năm 2006 lên 886 doanh nghiệp vào năm 2013, trong đó có 510 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 355 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 09 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nước ngoài tại TP.

Bảng 2.7: Thực trạng doanh nghiệp lữ hành của TPHCM giai đoạn 2006- 2013 ĐVT: Doanh nghiệp Năm Loại doanh nghiệp lữ hành 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số Doanh nghiệp lữ hành (đvị) 452 541 579 593 675 731 827 886 - Quốc tế 215 275 281 291 337 400 458 510 - Nội địa 237 266 289 293 318 314 351 355 - Công ty Liên doanh - - 9 9 9 10 10 12 - Văn phòng đại diện - - - 24 11 7 8 9

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.

- Về cơ sở ăn uống

Ẩm thực TP hội tụ ẩm thực nhiều vùng miền, ẩm thực đặc sắc của nhiều nước trên thế giới nên rất đa dạng và phong phú. Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Ngoài ra hệ thống các nhà hàng, các quán ăn từ cao cấp đến bình dân rất đa dạng luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch. Các món ăn được các đầu bếp lành nghề chế biến như tơm, cua, cá, sị... là những món ăn đặc sản mà mỗi du khách đã một lần nếm thử thì khó lịng qn dược.

Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả. Một số cơ sở cịn bng lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm; đồ uống, giá cả còn tuỳ tiện, chất lượng phục vụ cịn kém. Nếu giải quyết tốt vấn đề này thì sẽ hấp dẫn du khách hơn, thu hút được nhiều du khách, khi đó doanh thu từ du lịch sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững, hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 (Trang 47 - 49)