CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU
2.1. Các khái niệm
2.1.2. Động lực phụng sự công
Động lực phụng sự công (Public Service Motivation - PSM) là sự sẵn sàng phụng sự với mục đích làm những điều tốt đẹp cho mọi người, và xã hội. Động lực phụng sự công là nguồn gốc của hành vi, và hành động để đạt được kết quả phục vụ lợi ích cơng (Hondeghem, và Perry, 2008).
Những người ủng hộ lý thuyết động lực phụng sự công cho rằng những cá nhân có động lực phụng sự cơng hài lịng hơn với việc làm trong khu vực công (Pandey, và Stazyk, 2008; Perry, và Wise, 1990).
Động lực phụng sự công là một dạng nội động lực, làm tăng sự hài lòng của nhân viên và sự cam kết trong tổ chức, thúc đẩy việc hỗ trợ cải cách và hành vi cơng dân, và có ý nghĩa quan trọng về thành quả, và ý thức được thói quan liêu (Giauqueet, 2012; Pandey, và Scott, 2005; Pandeyet, 2008; Taylor, 2013).
Động lực phụng sự công là khuynh hướng một cá nhân phản ứng lại các động cơ bắt nguồn chủ yếu hoặc duy nhất từ các cơ quan và tổ chức cơng (Perry, và Wise, 1990, tr.368). Ba nhóm động cơ phổ biến của người lao động trong khu vực công bao gồm động cơ duy lý khi người lao động tham gia vào tổ chức cơng vì muốn tham gia vào các quy trình hình thành chính sách, chương trình có liên quan đến cá nhân của họ hay vì ủng hộ cho một nhóm lợi ích nào đó; động cơ chuẩn tắc là động cơ được xem là quan trọng nhất, và phổ biến nhất, bao gồm khao khát được phục vụ các lợi ích cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, và lòng trung thành với đất nước, thích sự bình đẳng trong xã hội; và động cơ duy cảm là họ có động cơ vì nghĩ rằng: chương trình, chính sách đó đóng vai trị quan trọng đối với toàn xã hội hay động cơ xuất phát từ tấm lòng nhân từ, bác ái (Perry, và Wise, 1990).
Động lực phụng sự công là sự sẵn sàng phục vụ tổ chức, luôn theo đuổi lợi ích chung, và sự sẵn lịng giúp đỡ người khác (Perry, và Wise, 1990).
Động lực là niềm tin, giá trị, và thái độ vượt xa lợi ích cá nhân, quan tâm của tổ chức, liên quan đến sự quan tâm của một thực thể chính trị lớn hơn và thúc đẩy các cá nhân hành động phù hợp bất cứ khi nào thích hợp (Vandenabeele, 2007, tr.547).
Động lực phụng sự công là động lực phục vụ xã hội (prosocail motivation) được kích hoạt bởi các giá trị cụ thể phát sinh ở các cơ quan công và các nhiệm vụ của họ (Perry, Hondeghem, và Wise, 2010).
Động lực phụng sự công được đo lường trên bốn bình diện: Cuốn hút vào hoạch định chính sách cơng dựa trên những động cơ hợp lý; cam kết với lợi ích cơng dựa trên các quy tắc; đam mê nối kết với động cơ cảm xúc; và sự hy sinh bản thân gắn liền với sự tự nguyện đánh đổi những lợi ích cá nhân để giúp đỡ người khác (Perry, 1996).