Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu định tính

3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố và biến quan sát so với mơ hình lý thuyết ban đầu. Thơng qua nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức các yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của cơng chức.

Nghiên cứu định tính được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn tay đôi. Thông qua bảng danh sách các câu hỏi mở xoay quanh các yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của công chức, và bảng câu hỏi ban đầu được đưa ra dựa vào các nghiên cứu của các tác giả trước.

Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã phỏng vấn tay đôi với 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý và 08 nhân viên chính thức tại Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Nhà Bè.

3.3.2. Nội dung phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn:

- Câu hỏi 1: Khi đi làm, có nhiều yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của cơng chức, vậy theo anh/chị những yếu tố đó là gì?

- Câu hỏi 2: Anh/chị hãy nêu chi tiết từng yếu tố tác động mà anh/ chị biết. Trong q trình trả lời, tác giả có thể sẽ gợi ý thang đo dựa trên các thang đo trong nghiên cứu cơ sở lý thuyết.

- Câu hỏi 3: Qua bảng câu hỏi, anh/chị có bổ sung thêm, hay loại bỏ yếu tố nào trong bảng câu hỏi này không?

3.3.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Như vậy, qua nghiên cứu định tính, các yếu tố mà người được phỏng vấn nêu ra đều thuộc vào các yếu tố trong mơ hình ban đầu tác giả đã đưa ra, những biến hỏi có được trong cuộc phỏng vấn sẽ được bổ sung trong bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của công chức UBND huyện Nhà Bè.

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả thấy khơng có gì khác biệt so với mơ hình lý thuyết, nên tác giả giữ ngun mơ hình lý thuyết ban đầu đã đưa ra gồm 02 yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của công chức.

Qua phỏng vấn nghiên cứu định tính đồng thời được sự góp ý của cán bộ, Lãnh đạo UBND huyện Nhà Bè về bảng câu hỏi ban đầu, tác giả đã chỉnh sửa bổ sung vào bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.

3.3.4. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào mơ hình nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin về Hành vi công dân tổ chức của cơng chức. Bảng câu hỏi nội dung gồm có 3 phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu về mục đích nghiên cứu.

Phần 2: Thơng tin cá nhân, để phân nhóm đối tượng khảo sát gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, vị trí cơng tác, thu nhập.

Phần 3: Bao gồm các câu hỏi định lượng, sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho tất cả các biến. Đo lường Hành vi công dân tổ chức của công chức trong mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)