Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 53)

3.3. Nghiên cứu sơ bộ - Nghiên cứu định tính

3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố và biến quan sát so với mơ hình lý thuyết ban đầu. Thơng qua nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức các yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của cơng chức.

Nghiên cứu định tính được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn tay đôi. Thông qua bảng danh sách các câu hỏi mở xoay quanh các yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của công chức, và bảng câu hỏi ban đầu được đưa ra dựa vào các nghiên cứu của các tác giả trước.

Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã phỏng vấn tay đôi với 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý và 08 nhân viên chính thức tại Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Nhà Bè.

3.3.2. Nội dung phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn:

- Câu hỏi 1: Khi đi làm, có nhiều yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của cơng chức, vậy theo anh/chị những yếu tố đó là gì?

- Câu hỏi 2: Anh/chị hãy nêu chi tiết từng yếu tố tác động mà anh/ chị biết. Trong q trình trả lời, tác giả có thể sẽ gợi ý thang đo dựa trên các thang đo trong nghiên cứu cơ sở lý thuyết.

- Câu hỏi 3: Qua bảng câu hỏi, anh/chị có bổ sung thêm, hay loại bỏ yếu tố nào trong bảng câu hỏi này không?

3.3.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Như vậy, qua nghiên cứu định tính, các yếu tố mà người được phỏng vấn nêu ra đều thuộc vào các yếu tố trong mơ hình ban đầu tác giả đã đưa ra, những biến hỏi có được trong cuộc phỏng vấn sẽ được bổ sung trong bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của công chức UBND huyện Nhà Bè.

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả thấy khơng có gì khác biệt so với mơ hình lý thuyết, nên tác giả giữ ngun mơ hình lý thuyết ban đầu đã đưa ra gồm 02 yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức của công chức.

Qua phỏng vấn nghiên cứu định tính đồng thời được sự góp ý của cán bộ, Lãnh đạo UBND huyện Nhà Bè về bảng câu hỏi ban đầu, tác giả đã chỉnh sửa bổ sung vào bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.

3.3.4. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào mơ hình nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin về Hành vi công dân tổ chức của cơng chức. Bảng câu hỏi nội dung gồm có 3 phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu về mục đích nghiên cứu.

Phần 2: Thơng tin cá nhân, để phân nhóm đối tượng khảo sát gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, vị trí cơng tác, thu nhập.

Phần 3: Bao gồm các câu hỏi định lượng, sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho tất cả các biến. Đo lường Hành vi công dân tổ chức của công chức trong mơ hình nghiên cứu.

3.4. Nghiên cứu chính thức - Nghiên cứu định lƣợng

3.4.1. Thiết kế mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác

suất hay khơng ngẫu nhiên. Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu, và số lượng biến quan sát đưa vào phần tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 (tốt hơn là 100), và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair, Anderson, Tatham, và Black, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát).

Nghiên cứu gồm có 22 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 110 (tốt nhất là 220). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 210 phiếu khảo sát đã được gửi khảo sát. Kết quả nhận lại 210 phiếu khảo sát, trong đó có 200 phiếu khảo sát hợp lệ, và 10 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 200 quan sát phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn. Phiếu khảo sát được gửi đến các đối tượng nghiên cứu là công chức Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện khảo sát từ trung tuần tháng 7/2017 đến cuối tháng 8/2017.

Cấu trúc phiếu khảo sát gồm có ba phần: (1) Giới thiệu tác giả, mục đích nghiên cứu; (2) Thông tin về đối tượng được khảo sát; (3) Nội dung các câu hỏi khảo sát.

3.4.2. Thang đo

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của Guest (1999); hành vi công dân tổ chức của Williams, và Anderson (1991); và động lực phụng sự công của Perry (1996) được mã hóa trong Bảng 3.1.

Thang đo yếu tố “Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực” gồm 10 câu hỏi (Guest, 1999); thang đo yếu tố “Hành vi công dân tổ chức” gồm 7 câu hỏi (Williams, và Anderson, 1991); và thang đo yếu tố “Động lực phụng sự công” gồm 5 câu hỏi (Perry, 1996).

Bảng 3.1. Thang đo và mã hóa thang đo

Các thang đo Mã hóa

Thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực HRM

1. Tôi được cung cấp đầy đủ các cơ hội đào tạo và phát triển HRM1 2. Cơ quan tôi luôn cập nhật cho tôi biết thơng tin về cơng việc có tốt

hay khơng HRM2

3. Tôi nhận thấy sự khác biệt giữa lãnh đạo và nhân viên HRM3 4. Cơ quan tôi luôn cố gắng tạo cho công việc luôn thú vị và đa dạng HRM4 5. Cơ quan tôi luôn khuyến khích mọi người làm việc theo nhóm HRM5 6. Nhân viên mới trong cơ quan tôi được chọn qua một quy trình

tuyển chọn khắc khe HRM6

7. Tôi cảm thấy công việc của mình rất ổn định HRM7 8. Khi có một vị trí quản lý thì cơ quan tơi thường chọn những người

trong cơ quan hơn là tuyển người bên ngoài HRM8

9. Cơ quan tơi ln trả lương theo thành tích đóng góp của mỗi người HRM9 10. Lãnh đạo tôi luôn hỏi ý kiến mọi người khi đưa ra quyết định có

Các thang đo Mã hóa Thang đo Hành vi cơng dân tổ chức hƣớng vào cá nhân OCBI

1. Tơi sẵn lịng giúp đỡ đồng nghiệp khác khi họ có khối lượng cơng

việc nhiều OCBI1

2. Tôi dành thời gian để lắng nghe các vấn đề của đồng nghiệp và chia

sẻ lo lắng với họ OCBI2

3. Tơi sẵn lịng tạm ngưng việc của mình để giúp đỡ nhân viên mới OCBI3 4. Tôi hỗ trợ người quản lý của tôi trong công việc của họ ngay cả khi

tôi không được họ yêu cầu OCBI4

Thang đo Hành vi công dân tổ chức hƣớng vào tổ chức OCB0

1. Sự có mặt của tơi tại nơi làm việc cao hơn định mức bình thường OCB01 2. Tơi tn thủ các quy tắc khơng chính thức được thiết lập để duy trì

trật tự OCB02

3. Tôi thông báo trước khi tôi không thể đến cơ quan làm việc OCB03

Thang đo Động lực phụng sự công PSM

1. Dịch vụ cơng có ích thì quan trọng đối với tơi PSM1 2. Những chuyện hằng ngày thường nhắc nhở tôi phải sống tương hỗ

lẫn nhau PSM2

3. Đóng góp cho xã hội thì có ý nghĩa đối với tôi hơn là những gặt hái

của bản thân PSM3

4. Tơi sẵn sàng hy sinh to lớn vì lợi ích xã hội PSM4 5. Tơi là một trong số ít người dám nhận lấy tổn thất về mình để giúp

đỡ người khác PSM5

Các câu hỏi quan sát của thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, trung hịa (khơng ý kiến), đồng ý, và hoàn toàn đồng ý (xem Phụ lục A).

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.4.3.1.Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả Frequencies được sử dụng cho dữ liệu thu thập được bao gồm các thống kê về: các yếu tố mô tả khung mẫu và các yếu tố nhân khẩu học.

3.4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái cịn lại trong nhóm đó. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức của hệ số Cronbach’s Alpha là:

=

N [1 + (N – 1)]

Trong đó:  là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.

Thực hiện phép kiểm định này cho phép tác giả loại bỏ các biến không phù hợp và biến rác ra khỏi quá trình nghiên cứu đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của từng thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thơng thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được vì hệ số Cronbach’s Alpha chỉ là giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo và còn nhiều đại lượng đo lường độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, nên ở giai đoạn đầu khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 là chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đovà loại các biến không phù hợp. Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.

Kiểm định Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity): Đại lượng Bartlett’s được sử dụng để xem xét giả thuyết H0 các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa (Significant) tại mức sig. thấp hơn 0,05, tức là giả thuyết H0 cho rằng ma trận tương quan giữa các biến trong tổng thể là một ma trận đơn vị sẽ bị bác bỏ.

Trị số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố chỉ phù hợp khi trị số KMO phải thỏa mãn có giá trị 0,5 ≤ KMO ≤ 1, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Ngoài ra, phân tích nhân tố cịn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố được giữ lại trong mơ hình chỉ khi có Eigenvalue lớn hơn 1. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.

Ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix) có ý nghĩa quan trọng trong kết quả phân tích nhân tố. Các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, các biến có trọng số khơng đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố (< 0,3) cũng sẽ bị loại (Hair, và cộng sự, 1998).

Trong ma trận nhân tố, những hệ số tải nhân tố (factor loading) sẽ biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có

liên quan chặt chẽ với nhau hay khơng và các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0,5 thì mới đạt yêu cầu (Hair, và cộng sự, 1998).

3.4.3.4. Kiểm định mơ hình bằng hồi quy tuyến tính

Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta trích rút được các nhân tố phù hợp để tiến hành phân tích hồi quy bội. Phân tích hồi quy bộigiúp phân tích, làm rõ hơn mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Mục tiêu của phân tích hồi quy bội là mơ tả mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đốn được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Những thông số cần chú ý:

Hệ số Beta: Cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

Hệ số khẳng định R2: Đánh giá phần thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập.

Hệ số R2 điều chỉnh: Mơ hình nào có hệ số R2 hiệu chỉnh lớn hơn sẽ giải thích mơ hình Hành vi cơng dân tổ chức tốt hơn.

3.4.3.5. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính bằng T- Test và ANOVA

Phân tích T-test và ANOVA nhằm đánh giá sự tác động của các biến định tính đến yếu tố Sự gắn bó của nhân viên với tổ chức và Sự gắn bó của nhân viên với cơng việc. Phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí cơng việc, thâm niên công tác và thu nhập.

3.4.3.6. Thực hiện phỏng vấn sâu

Sau khi có các kết quả phân tích, tác giả sẽ chọn 02 đối tượng có những đặc điểm phù hợp tại các phòng, ban, đơn vị nghiên cứu để thực hiện phỏng vấn trực tiếp với mục đích nhằm làm rõ và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề có liên quan đến các kết quả vừa phân tích.

Nghiên cứu được tiến hành phân tích như sau:

Bước 1: Khảo sát ý kiến của 210 công chức đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, trong 210 phiếu phát ra, thu về được 210 phiếu, trong đó có 200 phiếu hợp lệ, cịn lại 10 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ này bị bỏ ra trước khi nhập vào phần mềm SPSS.

Bước 2: Dựa vào 200 quan sát được chọn, ta tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chức danh hay vị trí cơng việc, và thâm niên công tác.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbanch’s Alpha. Theo bài nghiên cứu, chúng ta muốn đo lường 04 nhân tố với 22 thang đo (câu hỏi). Sau khi chạy kiểm định độ tin cậy xong, chúng ta sẽ giữ lại những câu hỏi đưa ra hệ số Cronbach’s Alpha lớn nhất có thể và đó là những câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ nhất với các nhân tố cần đo lường.

Bước 4: Kiểm định hồi quy cho từng giả thiết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thiết nghiên cứu đưa ra. Trong phần này chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự: Vẽ biểu đồ biểu thị mối liên hệ giữa các cặp nhân tố muốn nghiên cứu bằng biểu đồ Scatter; Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố.

Tóm tắt chƣơng 3:

Trong chương 3, tác giả đã trình bày tổng quan về thiết kế nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, và hệ thống các thông tin cần thiết của các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chức danh/vị trí cơng việc, và thâm niên cơng tác của cơng chức. Từ đó nêu cách thức chọn mẫu và cách tiến hành khảo sát. Ngoài ra, chương này đã xây dựng được thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tác động hành vi công dân tổ chức, động lực phụng sự công của công chức.

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÌNH LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)