Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÌNH LUẬN

4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbanch’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương đương với nhau, hay nói cách khác hệ số Cronbanch’s Alpha này cho biết các đo lường có liên kết với nhau khơng. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ, và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến không phù hợp trong mơ hình nghiên cứu.

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Croncach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally, và Burnstein, 1994); Hoàng Trọng, và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1,0 là thang đo luờng tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đuợc trong trường hợp khái niệm đang đo luờng là mới đối với nguời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; và Slater, 1995).

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực nhân lực

Chạy kiểm định Cronbach’s Anpha đối với thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trên phần mềm SPSS nhận được kết quả như sau:

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha = 0,739

HRM1 34.46 20.068 .279 .735 HRM2 34.55 20.490 .217 .743 HRM3 34.48 21.527 .080 .760 HRM4 34.31 16.908 .600 .683 HRM5 34.27 17.733 .540 .695 HRM6 34.51 18.613 .418 .715 HRM7 34.21 18.187 .513 .701 HRM8 34.33 18.281 .504 .702 HRM9 34.51 18.543 .429 .713 HRM10 34.56 19.152 .385 .720

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,739 thoả điều kiện lớn hơn 0,7. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến - tổng của 3 biến HRM1, HRM2, và HRM3 nhỏ hơn 0,3, vì vậy sẽ loại bỏ 3 biến quan sát này, và chạy lại kiểm định lần 2 đối với các biến quan sát còn lại.

Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực (kiểm định lần 2)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha = 0,808

HRM4 23.06 12.704 .684 .755 HRM5 23.02 13.437 .626 .767 HRM6 23.26 13.904 .550 .781 HRM7 22.96 14.064 .562 .779 HRM8 23.08 14.536 .487 .792 HRM9 23.26 14.414 .468 .796 HRM10 23.31 15.011 .417 .803

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,808 thoả điều kiện lớn hơn 0,7 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, 7 biến quan sát trên đều được giữ lại để đại diện cho thang đo Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân hướng vào cá nhân

Chạy kiểm định Cronbach’s Anpha đối với thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân trên phần mềm SPSS nhận được kết quả như sau:

Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân: Cronbach’s Alpha = 0,857

OCBI1 11.33 5.762 .780 .783 OCBI2 11.44 6.268 .697 .820 OCBI3 11.63 6.958 .631 .845 OCBI4 11.65 6.478 .700 .818

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,857 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, 4 biến trên đều được giữ lại để đại diện thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân, và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức hướng vào tổ chức

Chạy kiểm định Cronbach’s Anpha đối với thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức trên phần mềm SPSS nhận được kết quả như sau:

Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức: Cronbach’s Alpha = 0,787

OCBO1 7.62 2.327 .593 .758 OCBO2 7.89 2.806 .640 .708 OCBO3 7.89 2.404 .665 .668

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,787 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, 3 biến trên đều được giữ lại để đại diện thang đo Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức, và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Động lực phụng sự công

Chạy kiểm định Cronbach’s Anpha đối với thang đo Động lực phụng sự công trên phần mềm SPSS nhận được kết quả như sau:

Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Động lực phụng sự cơng

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo Động lực phụng sự công: Cronbach’s Alpha = 0,876

PSM1 14.59 11.359 .708 .849 PSM2 14.63 11.782 .698 .852 PSM3 14.62 11.261 .685 .855 PSM4 14.62 10.678 .755 .838 PSM5 14.65 11.193 .689 .854

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,876 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó, 5 biến trên đều được giữ lại để đại diện thang đo Động lực phụng sự công, và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, có 3 biến quan sát là HRM1, HRM2, và HRM3 cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau:

Đo lường yếu tố “Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực” sử dụng các biến quan sát: HRM4, HRM5, HRM6, HRM7, HRM8, HRM9, và HRM10.

Đo lường yếu tố “Hành vi công dân tổ chức hướng vào cá nhân” sử dụng các biến quan sát: OCBI1, OCBI2, OCBI3, và OCBI4.

Đo lường yếu tố “Hành vi công dân tổ chức hướng vào tổ chức” sử dụng các biến quan sát: OCBO1, OCBO2, và OCBO3.

Đo lường yếu tố “Động lực phụng sự công” sử dụng các biến quan sát: PSM1, PSM2, PSM3, PSM4, và PSM5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)