Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu chính thứ c Nghiên cứu định lƣợng

3.4.1. Thiết kế mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác

suất hay khơng ngẫu nhiên. Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu, và số lượng biến quan sát đưa vào phần tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 (tốt hơn là 100), và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair, Anderson, Tatham, và Black, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát).

Nghiên cứu gồm có 22 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 110 (tốt nhất là 220). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 210 phiếu khảo sát đã được gửi khảo sát. Kết quả nhận lại 210 phiếu khảo sát, trong đó có 200 phiếu khảo sát hợp lệ, và 10 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 200 quan sát phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn. Phiếu khảo sát được gửi đến các đối tượng nghiên cứu là công chức Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện khảo sát từ trung tuần tháng 7/2017 đến cuối tháng 8/2017.

Cấu trúc phiếu khảo sát gồm có ba phần: (1) Giới thiệu tác giả, mục đích nghiên cứu; (2) Thông tin về đối tượng được khảo sát; (3) Nội dung các câu hỏi khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức thông qua động lực phụng sự công của công chức huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)