CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÌNH LUẬN
4.7. Phân tích ảnh hƣởng của các biến định tính đến các thang đo bằng T-test
4.7.3. Kiểm định biến Thu nhập
Vì biến thu nhập chỉ có nhiều giá trị nên ta tiến hành kiểm định one-way - ANOVA để kiểm định giả thiết khơng có sự khác biệt phương sai động lực phụng sự giữa các những người có thu nhập khác nhau ở các câu hỏi.
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định one-way – ANOVA giữa Thu nhập và Động lực phụng sự công (PSM)
Kết quả kiểm định Levene
Kết quả kiểm định F-test (Giả thiết phương sai
bằng nhau) Sig. Sig. (2-tailed)
PSM
Giả định phương sai bằng
nhau 0.806 0.000
Giả định phương sai không
bằng nhau (Welch) 0.000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)
Kiểm định Levene của các định lượng PSM có giá trị Sig. > 0,05. Điều này có nghĩa là phương sai của biến này khơng khác nhau giữa các mức thu nhập khác nhau.
Giá trị Sig. F-test của trung bình thang đo Động lực phụng sự cơng = 0,000, do đó, với mức ý nghĩa 95%, ta có thể khẳng định rằng: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Động lực phụng sự công của những đáp viên có mức thu nhập khác nhau.
Kết quả trên có thể được giải thích thơng qua Thuyết Nhu cầu của Maslow (1943). Theo đó, một hình thái nhu cầu cấp cao - là động lực phụng sự cộng đồng khó có thể xuất hiện một khi nhu cầu ở cấp thấp - là sự đảm bảo an tồn về mặt tài chính chưa được thỏa mãn. Tuy vậy, với diễn biến thực tế về cơ cấu tiền lương hiện nay, nhu cầu đảm bảo an tồn tài chính này vẫn tỏ ra khó đáp ứng trong tương lai gần. Có rất nhiều lý do như cơ cấu chi đầu tư thiếu hiệu quả, gánh nặng nợ công và cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức hiện này còn tồn tại nhiều vấn đề.
Các số liệu thống kê và thơng cáo báo chí cho thấy, so sánh một cách tương đối, mặc dù tỷ lệ cán bộ, công chức trên tổng số dân số của Việt Nam hiện nay cao hơn so với nhiều nước (Lê Thọ Bình, 2016), nhưng lượng cán bộ, cơng chức thực tế
làm việc hiệu quả chỉ chiếm chưa đến 30% (Vũ Hạnh, 2016). Số lượng cán bộ, công chức nhiều nhưng tổ chức không hợp lý, cộng thêm cách thức trả lương bị cào bằng (Duy Tiến, 2012), dẫn đến vừa làm cho cơ cấu chi thường xuyên của Nhà nước bị tăng lên đột biến, vừa làm cho thu nhập bình qn mà cán bộ, cơng chức nhận được bị rút lại. Quan trọng hơn, theo Thuyết Nhu cầu của Maslow (1943), nếu khơng có phương án giải quyết tất cả những tồn tại hiện nay để từng bước tiến tới một cơ cấu hoàn thiện hơn, động lực phụng sự cơng của cán bộ, cơng chức sẽ rất khó phát triển.