Chia sẻ tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Chia sẻ tri thức

2.5.1 Khái niệm

Tri thức là những hiểu biết và kiến thức của con người, nó được đúc kết từ

kinh nghiệm và thực tế của con người nhằm tạo ra giá trị cho con người.

Theo Davenport và Ptusak (1998) định nghĩa “tri thức là một tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin và sự hiểu biết thơng thái mà có thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông tin mới. Tri thức được tạo ra và ứng dụng trong đầu óc của những người có nó. Trong một tổ chức tri thức không chỉ được hàm chứa bên trong các văn bản và tài liệu mà nó cịn nằm trong thủ tục, quy trình, tập qn và chuẩn mực của tổ chức đó”.

Tri thức có thể xuất phát từ thông tin, khi người ta suy luận hay xử lý thông tin. Vậy tri thức bao hàm thông tin và thông tin bao hàm dữ liệu. Do vậy một người nhận được dữ liệu và thông tin từ môi trường làm việc của mình và thông qua sự diễn giải của người đó thì tri thức được tạo ra. Theo Lee và Yang (2000) thì tri thức

là kết quả của việc diễn giải thông tin dựa trên khả năng hiểu của con người, tri thức chịu ảnh hưởng bởi tính cách cá nhân của người nắm giữ tri thức vì nó dựa trên sự nhận định và trực giác; tri thức tạo ra niềm tin, thái độ và hành vi.

Đặc điểm quan trọng nhất của tri thức là sự độc đáo và tính duy nhất. Một khi được tạo ra, người ta không thể bắt chước hay sao chép tri thức và điều này làm cho tri thức trở thành một nguồn tài sản chiến lược chính đối với mọi tổ chức (Cabrera và Cabrera, 2002).

Một số tác giả cũng định nghĩa tri thức là một trạng thái hiểu biết mà đó là những sự việc, khái niệm, nguyên lý, định luật, cảm xúc (Ahmad và Daghfous, 2010).

Chia sẻ tri thức là các hoạt động giúp nhân viên làm việc cùng nhau, tạo

điều kiện cho việc trao đổi tri thức, tăng cường năng lực học tập của tổ chức và tăng khả năng đạt được các mục tiêu cá nhân và tổ chức (Dyer và Nobeoka, 2000)

Chia sẻ tri thức là các hoạt động phổ biến hoặc chuyển giao tri thức giữa các cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức (Lee, 2001)

Chia sẻ tri thức là làm cho tri thức trở nên có giá trị và sử dụng được đối với tất cả các thành viên trong tổ chức khi có nhu cầu. Chia sẻ tri thức giữa các cá nhân là quá trình mà tri thức của một cá nhân được chuyển đổi thành một dạng mà các cá nhân khác có thể hiểu, tiếp thu và sử dụng được. Việc chia sẻ tri thức rất quan trọng vì nó tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân và tổ chức bằng cách đưa tri thức từ cấp độ cá nhân sang cấp độ tổ chức (Al-Alawi và các cộng sự, 2007).

Theo Hsiu-Fen Lin (2006), chia sẻ tri thức có thể định nghĩa như một nền văn hóa tương tác xã hội, liên quan đến việc trao đổi kiến thức của nhân viên, về kinh nghiệm và kỹ năng thông qua bộ phận hoặc tổ chức.

Mặc dù cách quản trị tri thức theo truyền thống nhấn mạnh vào công nghệ hay khả năng xây dựng các hệ thống xử lý và chuyển giao tri thức một cách hiệu quả, tuy nhiên mơ hình mới của quản trị tri thức là đưa cả con người và hành động vào quá trình với mục tiêu chính là tạo ra môi trường trong đó là chia sẻ tri thức thay vì nắm giữ tri thức.

Do quá trình tồn cầu hóa và thách thức cơng nghệ, các tổ chức ngày cảm thấy cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển và bảo tồn những kỷ năng cũng như năng lực nội bộ (Lopez, Peon và Ordas, 2004) điều này có nghĩa là để duy trì khả năng cạnh tranh các tổ chức không những cần phải bảo tồn tri thức mà còn phải chia sẻ tri thức giữa các cá nhân và các nhóm chức năng. Theo Ling, Sandhu và Jain (2009) thì có thể định nghĩa sự chia sẻ tri thức như là q trình phát tán thơng tin và sự hiểu biết trong toàn bộ tổ chức. Sự chia sẻ tri thức đóng vai trị thiết yếu trong quá trình của tổ chức vì nó giúp cho tổ chức chuyển giao các ý tưởng và giải pháp mới (Islam và cộng sự, 2010). Khi nhân viên tương tác với nhau tạo ra ý tưởng thì điều đó thúc đẩy sự chia sẻ tri thức giữa họ. Sự chuyển giao tri thức đòi hỏi các cá nhân hoặc tập thể hợp tác với nhau để chia sẻ tri thức và đạt được lợi ích chung (Syed-Ikhsan và Rowland, 2004).

Theo một số tài liệu thì sự chia sẻ tri thức được sử dụng theo 2 cách. Một số tác giả coi sự chia sẻ tri thức như một phần của quá trình khai thác (McElroy, 2003) còn những tác giả khác coi nó là một phần của giai đoạn khám phá (Swan, Newell, Scarbrough và Hislop, 1999). Quá trình khai thác là quá trình nắm bắt, chuyển giao và sử dụng tri thức vào những hoàn cảnh tương tự khác. Trái lại q trình khám phá là q trình trong đó tri thức được chia sẻ, được tổng hợp và tri thức mới được tạo ra (McElroy, 2003). Còn theo Bakker, Leendes, Gabby, Krazer và Engelen (2006) quan niệm rằng có sự khác nhau giữa sự chia sẻ tri thức như một phần của quá trình khám phá, sản xuất tri thức và sự chia sẻ tri thức như một phần của quá trình khai thác tri thức. Sự chia sẻ tri thức để khai thác tri thức diễn ra từ một cá nhân đến nhiều người khác cùng một lúc thơng qua q trình nói (truyền thanh). Mặt khác sự chia sẻ tri thức như một quá trình sản xuất tri thức diễn ra nhiều hơn dưới các hình thức của các buổi thảo luận nhóm, làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề và mọi người cùng xác định vấn đề, chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình, chia sẻ thơng tin để cùng tìm ra một giải pháp (Bakker và các cộng sự, 2006).

Với các lý thuyết nêu trên thì mặc dù có nhiều ngiên cứu, cách tiếp cận khác nhau về hoạt động chia sẻ tri thức nhưng nói chung hoạt động này không chỉ làm

giàu thêm tri thức của mỗi cá nhân mà còn làm giàu thêm cho tri thức của tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý tri thức của tổ chức nên lý thuyết của Al-Alawi và các cộng sự (2007) là nền tảng cho nghiên cứu này.

2.5.2 Đo lường chia sẻ tri thức

Thang đo dựa trên nghiên cứu của Davenport và Prusak (1998) và Goh (2002). Như vậy để đo lường yếu tố chia sẻ tri thức thì cần có các khía cạnh như: - Sự phối kết hợp trong công tác.

- Tinh thần và thái độ trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)