Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Phân tích tương quan, hồi quy để kiểm định các giả thuyết

4.4.2 Phân tích hồi quy

Từ mơ hình nghiên cứu ban đầu, sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và nhóm các nhân tố bằng phân tích EFA thì nhận thấy các biến ban đầu đủ điều kiện để đưa vào mơ hình nghiên cứu, tiếp theo là việc phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các nhân tố độc lập lên các nhân tố phụ thuộc và sẽ sử dụng 4 nhân tố (niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng) để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra bao gồm:

H1:Niềm tin có mối quan hệ đồng biến với chia sẻ tri thức.

H2:Tương tác giữa nhân viên có mối quan hệ đồng biến với chia sẻ tri thức H3:Hệ thống thơng tin có mối quan hệ đồng biến với chia sẻ tri thức.

H4:Hệ thống thưởng có mối quan hệ đồng biến với chia sẻ tri thức.

Dựa trên cơ sở kết quả của phép phân tích nhân tố khám phá EFA, 4 biến độc lập NT, NV, HTTT, HTKT được đưa vào phương trình hồi quy cụ thể như sau:

TT= a+ β1 NT+ β2 NV+β3HTTT+β4HTKT +e

trong đó:

TT: là biến phụ thuộc, giải thích cho chia sẻ tri thức NT: là biến độc lập, giải thích cho niềm tin

NV: là biến độc lập, giải thích cho tương tác giữa nhân viên HTTT: là biến độc lập, giải thích cho hệ thống thơng tin HTKT:là biến độc lập, giải thích cho hệ thống khen thưởng

Βi : là hệ số các biến độc lập, cho biết chiều hướng và mức độ tác động của

các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

hình

R R² hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn lỗi của ước lượng

Durbin-Watson

1 .733a .538 .525 .54967 2.046

a. Biến độc lập: HTKT, NV, HTTT, NT b. Biến phụ thuộc: TT

Bảng 4.11 Kết quả tóm tắt mơ hình hồi quy “chia sẻ tri thức”

Kết quả hồi quy cho thấy R² hiệu chỉnh là 0.525 có nghĩa các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 52.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc, cịn lại là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson bằng 2.046 nhỏ hơn 2.5 cho thấy mơ hình khơng có sự tương quan.

Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 53.405 4 13.351 44.189 .000b Phần dư 45.924 152 .302 Tổng 99.329 156 a. Biến độc lập: HTKT, NV, HTTT, NT

Bảng 4.12 Kết quả phân tích phương sai ANOVA mơ hình hồi quy

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Kiểm định ANOVA về sự phù hợp của mơ hình có kết quả trị số F = 44.189 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 nên các hệ số có ý nghĩa thống kê và được xem xét.

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát Kết quả hồi quy của các biến độc lập, cụ thể như sau:

Trọng số hồi quy của 4 biến độc lập: niềm tin (NT), tương tác giữa các nhân viên (NV), hệ thống thông tin (HTTT) và hệ thống thưởng (HTKT) đều có ý nghĩa thống kê với các giá trị Sig. lần lượt nhỏ hơn 0.05 và có các giá trị cụ thể là NT

Mơ hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Dung

sai VIF 1 Hằng số .416 .285 1.458 .147 NT .403 .066 .422 6.061 .000 .628 1.593 NV .131 .063 .138 2.062 .041 .684 1.463 HTTT .194 .071 .187 2.719 .007 .645 1.551 HTKT .180 .069 .174 2.610 .010 .687 1.455

(0.000), NV (0.041), HTTT (0.007) và HTKT (0.010). Như vậy cả 4 yếu tố trên đều ảnh hưởng tích cực đến vấn đề chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường.

Xét về thứ tự mức độ tác động của 4 biến độc lập lên biến phụ thuộc, thông qua thứ tự của hệ số hồi quy chuẩn hóa ta có thứ tự tác động giảm dần của các nhân tố như sau: Niềm tin, hệ thống thông tin, hệ thống thưởng, tương tác giữa nhân viên.

Biến độc lập Tolerance VIF

Niềm tin (NT) .628 1.593

Tương tác giữa nhân viên (NV) .684 1.463

Hệ thống thông tin (HTTT) .645 1.551

Hệ thống thưởng (HTKT) .687 1.455

Bảng 4.14 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Ngoài ra kết quả từ cột thống kê đa cộng tuyến cho thấy hệ số VIF (hệ số được dùng để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến) nhỏ hơn 10, vì vậy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến ở mơ hình này. Đồng thời, hệ số phóng đại phương sai của 4 biến trên là nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2) nên có thể nói hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu này là nhỏ, khơng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

Tóm lại ta có thể đi đến bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thuyết thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

STT Giả thuyết B Sig. Kết luận

(ở mức ý nghĩa 5%)

H1 Niềm tin có tác động tích cực đến chia sẻ tri

thức của đội ngũ cán bộ, công chức .403 .000 Chấp nhận

H2 Tương tác giữa nhân viên có tác động tích

cực đến chia sẻ tri thức .131 .041 Chấp nhận

H3 Hệ thống thơng tin có tác động tích cực đến

chia sẻ tri thức của nhân viên .194 .007 Chấp nhận

H4 Hệ thống thưởng có tác động tích cực đến

chia sẻ tri thức của nhân viên .180 .010 Chấp nhận

Bảng 4.15 Bảng tổng hợp việc kiểm định các giả thuyết

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Ở kết quả hồi quy thì Adjusted R2 hiệu chỉnh = 0.525 là ở mức chấp nhận. Điều này cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 52.5%, có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 52.5% biến thiên của biến phụ thuộc chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ, công chức. Kết quả phân tích hồi quy cho ta F = 44.189 với giá trị p = 0.000. Do đó, ta kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.

Giả thuyết H1 cho rằng niềm tin có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.422 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức được khuyến khích xây dựng niềm tin với nhau và được sự hỗ trợ từ lãnh đạo cơ sở sẽ giúp họ chia sẻ tri thức với nhau.

Giả thuyết H2 cho rằng việc tương tác giữa các nhân viên có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức trong đội ngũ cán bộ, công chức. Với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.138 và mức ý nghĩa Sig. = 0.041< 0.05 thì giả thuyết này được chấp nhận. Như vậy, Việc tương tác một cách thoải mái, tự do, cởi mở trong đội ngũ cán bộ, công chức sẽ giúp họ dễ dàng trong việc chia sẻ tri thức, kinh nghiệm làm việc cũng như giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc và nếu một tổ chức tạo

điều kiện thuận lợi cũng như khuyến khích mọi người tạo dựng và duy trì mối quan hệ, tương tác và giao tiếp thì sẽ giúp họ chia sẻ tri thức với nhau.

Giả thuyết H3 cho rằng hệ thống thơng tin có tác động tích cực đến vấn đề chia sẻ tri thức trong đội ngũ cán bộ, công chức. Với mức ý nghĩa Sig. = 0.007< 0.05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.187 thì kết quả phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H3 cho rằng hệ thống thơng tin có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức. Do đó, một tổ chức sẽ đạt được mong muốn là có sự chia sẻ tri thức trong đội ngũ cán bộ, cơng chức thì tổ chức đó cần trang bị cho cơ sở mình những cơng cụ, công nghệ cần thiết nhằm tạo điều kiện cho lực lượng tiếp nhận và chia sẻ tri thức.

Giả thuyết H4 thì cho rằng hệ thống thưởng có tác động tích cực đến vấn đề chia sẻ tri thức trong đội ngũ cán bộ, công chức. Theo kết quả phân tích hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là 0.174 với mức ý nghĩa Sig. = 0.010 thì kết quả của giả thuyết H4 là được chấp thuận. Như vậy trong mỗi tổ chức cần có những quy chế, quy định về vấn đề, hệ thống khen thưởng với các chế độ như khen thưởng đột xuất, khen thưởng định kỳ… bằng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau tạo động lực cho vấn đề chia sẻ tri thức được thật sự lan tỏa trong đội ngũ của tổ chức.

Tóm lại, từ mơ hình nghiên cứu ban đầu, ta có 5 biến được đưa vào mơ hình nghiên cứu. Đó là niềm tin, tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin, hệ thống thưởng và vấn đề chia sẻ tri thức của nhân viên. Năm biến trên được cụ thể hóa bằng 24 biến quan sát và khơng có biến quan sát nào bị loại khỏi mơ hình sau khi đã phân tích độ tin cậy.

Sau đó ta đem nhân tố độc lập này phân tích hồi quy. Kết quả cuối cùng là cả 4 nhân tố giải thích cho biến phụ thuộc chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ, cơng chức, đó là niềm tin, tương tác giữa các nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng.

Biểu đồ 4.1 Đồ thị phân phối chuẩn tần số - phần dư

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Nhìn vào biểu đồ 4.1 cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Như vậy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn Mean > 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.987 (gần bằng 1), nên có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.2 Đồ thị P – P Plot

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Từ đồ thị P – P Plot (biểu đồ 4.2) ta thấy biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kì vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn.

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ phân tán

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Từ biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán, ta thấy phần dư chuẩn hóa tập trung quanh đường hồnh độ 0. Vì vậy, chấp nhận giả thuyết có liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)