Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết.

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành hai nhóm chính bao gồm: - Phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là mẫu ngẫu nhiên.

- Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất, còn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên.

Do điều kiện nguồn lực và thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

3.3.2 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA), độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên

cứu xác định kích thước mẫu thơng qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA và hồi quy.

Trong phân tích EFA, tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát là 5:1, nói cách khác 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Do đó, căn cứ vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát, ta lấy kích thước mẫu theo cách thức như sau: kích thước mẫu lớn hơn hoặc bằng 5 lần tổng số biến quan sát.

Nghiên cứu này gồm có 24 biến quan sát. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là: 5 x 24 = 120 quan sát. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả đã thực hiện gửi 180 phiếu khảo sát và nhận lại được 171 phiếu. Tuy nhiên, trong đó có 14 phiếu không hợp lệ nên bị loại ra trước khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS. Do đó, cuối cùng mẫu điều tra được chọn là 157 quan sát (lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu), đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát nên đảm bảo cho việc nhập liệu làm cơ sở để phân tích dữ liệu.

3.3.3 Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

- Nội dung khảo sát gồm 24 phát biểu liên quan, trong đó 05 phát biểu liên quan đến vấn đề chia sẻ tri thức, 07 phát biểu liên quan đến niềm tin đối với đồng nghiệp, 04 phát biểu liên quan đến sự tương tác giữa các nhân viên, 04 phát biểu liên quan đến hệ thống thông tin và 04 phát biểu liên quan đến hệ thống thưởng. Các phát biểu được đánh giá mức độ trên thang đo Likert 5 mức độ, các trả lời biến thiên từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

- Bảng khảo sát gồm cột bên trái và cột bên phải trong đó cột bên trái thể hiện các phát biểu về vấn đề chia sẻ tri thức, vấn đề niềm tin đối với đồng nghiệp, sự tương tác giữa các nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng còn cột bên phải để đối tượng được khảo sát đánh giá mức độ đồng ý cho mỗi phát biểu.

- Thông tin cá nhân được thiết kế để thu thập các thông tin về đối tượng được khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tổng thu nhập, thâm niên công tác.

(Mẫu phiếu khảo sát được trình bày cụ thể ở Phụ lục)

3.3.4 Cách thức tiến hành khảo sát

Khảo sát được thực hiện từ ngày 07 tháng 9 năm 2017 đến ngày 21 tháng 9 năm 2017 bằng cách gởi phiếu trực tiếp đến đối tượng khảo sát và thu lại phiếu sau đó 07 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)