Đánh giá chung về chia sẻ tri thức trên địa bàn quận 3 theo kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 Đánh giá chung về chia sẻ tri thức trên địa bàn quận 3 theo kết quả khảo sát

Trong mỗi đơn vị vẫn còn một vài cá nhân không mong muốn hành vi chia sẻ tri thức được lan tỏa, được chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên đây chỉ là thiểu số trong một tập thể. Có thể bản thân các cá nhân này chưa có hoặc chưa trực tiếp gặp phải các vấn đề rắc rối cần sự hỗ trợ, sự chia sẻ tri thức từ đồng nghiệp, mà cũng có thể các cá nhân này cịn chưa thấu hiểu được vai trị cũng như lợi ích của việc chia sẻ tri thức hay họ mong muốn chỉ riêng bản thân họ phụ trách mảng cơng tác đó, khơng mong muốn ai biết và để ý hoặc cũng có thể vì cơng tác đó mang đến cho họ lợi ích cá nhân mà họ khơng muốn chia sẻ cho bất kỳ ai.

5.2 Đánh giá chung về chia sẻ tri thức trên địa bàn quận 3 theo kết quả khảo sát sát

Giá trị trung bình của thang đo chia sẻ tri thức là 3.8548 (số liệu từ dữ liệu khảo sát) cho thấy mức độ chia sẻ tri thức trong đội ngũ cán bộ, công chức tại các phường trên địa bàn quận 3 là ở mức khá và được mọi người đánh giá cao. Tuy nhiên với mong muốn mức độ chia sẻ tri thức đạt được mức cao hơn nữa để mọi người có thể mau chóng học tập kinh nghiệm với nhau, học tập giữa những người

0 5 10 15 20 25

hồn tồn khơng

đồng ý không đồng ý không ý kiến đồng ý hoàn toàn đồng ý

Chart Title

mới với những người cũ hay giữa các ban, ngành đoàn thể với nhau để tri thức thực sự được lan tỏa trong tổ chức.

Bằng cách tiến hành phân tích phương sai one way – ANOVA và Indepent- sample T – test, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa Sig. < 0.05) tác giả đã kiểm định, phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân (phụ lục 4 phần 10 đến phần 16) và có thể khẳng định rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ, công chức theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, thâm niên cơng tác, trình độ học vấn và chức danh cơng việc khác nhau. Chỉ có sự khác biệt duy nhất có ý nghĩa thống kê về chia sẻ tri thức của đội ngũ cán bộ công chức là sự khác biệt về cơ quan, đơn vị đang làm việc. Rõ ràng, mỗi tổ chức sẽ có mỗi cách thức hoạt động cũng như quy trình làm việc khác nhau hay nhiệm vụ chung của tổ chức khác nhau, khơng có sự tương đồng ở 2 tổ chức khác nhau khi giải quyết cùng 1 vấn đề cho nên sự khác biệt về cách nhìn nhận vấn đề chia sẻ tri thức ở đây có sự khác biệt là phù hợp với thực tiễn.

Kết quả kiểm định one-way ANOVA giữa cơ quan công tác và chia sẻ tri thức

N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Khoản tin cậy 95% Tối thiểu Tối đa Cận dưới Cận trên UBND PHƯỜNG 1 33 3.7758 .59741 .10400 3.5639 3.9876 1.40 4.60 UBND PHƯỜNG 2 30 3.7867 .95402 .17418 3.4304 4.1429 1.40 5.00 UBND PHƯỜNG 3 34 3.7824 .92686 .15896 3.4590 4.1058 1.20 4.80 UBND PHƯỜNG 4 31 4.1806 .37365 .06711 4.0436 4.3177 3.60 5.00 UBND PHƯỜNG 5 29 3.7517 .94212 .17495 3.3934 4.1101 1.20 4.80 Tổng 157 3.8548 .79795 .06368 3.7290 3.9806 1.20 5.00

Bảng 5.1 Bảng thống kê mô tả về chia sẻ tri thức theo đơn vị công tác

Nguồn: số liệu từ dữ liệu khảo sát

Kết quả bảng 5.1 cho thấy có 2 nhóm đối tượng gồm đội ngũ cán bộ, cơng chức ở phường 4 và đội ngũ cán bộ, công chức ở các phường 1, 2, 3, 5 trong đó đội ngũ cán

bộ, cơng chức cơng tác tại đơn vị UBND phường 4 thì có hành vi chia sẻ tri thức cao hơn đội ngũ cán bộ cơng chức của các phường cịn lại vì có mức tối thiểu là 3.6 cao hơn các phường còn lại gần gấp 3 lần khi các phường có mức từ 1.2 đến 1.4 và mức tối đa ở phường 4 là mức cực đại 5.0. Nhận thấy trong 5 phường thực hiện khảo sát thì tất cả các phường trên đều là các phường loại 1 có cấu trúc tổ chức giống nhau. Phường 4 lại là một phường trọng điểm đặc trưng, đây là nơi có nhiều hoạt động tơn giáo như nhà thờ, chùa, hội thánh tin lành nên việc phát triển đơn vị thường chú trọng vấn đề ổn định tình hình chính trị tại địa phương, tại đây ít diễn ra các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế hơn. Mặc dù tất cả các phường đều có chung sứ mệnh là ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa tại địa phương tuy nhiên do đặc thù tại các phường 1, 2, 3 và 5 thì có các hoạt động tơn giáo diễn ra bình thường, khơng có những điểm nóng về vấn đề chính trị nên vấn đề chia sẻ tri thức cũng phát triển theo hướng của phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi đó tình hình chia sẻ tri thức tại phường 4 lại diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, tự giác hơn và đều đặn hơn do có đặc thù về yếu tố chính trị và tơn giáo. Đối với những vấn đề chính trị nhạy cảm nếu chúng ta khơng có hướng xử lý tốt sẽ dễ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng như việc khủng hoảng truyền thông cho nên buộc tất cả mọi người phải gắn kết để hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề nhạy cảm chính trị này. Và tất cả buộc phải phối hợp và chia sẻ tri thức của mình để tất cả các thành viên đều có thể góp ý, thảo luận và dễ dàng ứng phó với các tình hình diễn ra một cách biến động từng ngày, chung tay góp phần cùng với địa phương hồn thành nhiệm vụ chính trị - nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của đơn vị.

Tóm tắt chương 5:

Chương 5 đã trình bày về thực trạng vấn đề chia sẻ tri thức. Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa đặc điểm đơn vị công tác đến vấn đề chia sẻ tri thức cũng như sự khác biệt về chia sẻ tri thức giữa các phường trên địa bàn quận 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)