Một số nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.6 Một số nghiên cứu trước có liên quan

2.6.1 Nghiên cứu của Al-Alawi và các cộng sự (2007)

Theo nghiên cứu của Al-Alawi và các cộng sự (2007) thì các nhân tố văn hóa của tổ chức tác động đến chia sẻ tri thức của nhân viên tại các tổ chức khác nhau thuộc khu vực công và khu vực tư. Al-Alawi và các cộng sự đã đề xuất các nhân tố tác động đến sự thành công của chia sẻ tri thức là niềm tin, tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin, hệ thống thưởng và cấu trúc của tổ chức.

Kết quả của nghiên cứu dựa trên phân tích kết quả khảo sát bằng SPSS, thông qua các cuộc điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và thông qua các cuộc phỏng vấn bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Với 300 bảng câu hỏi được phát ra và còn lại để sử dụng là 231 bảng chiếm tỷ lệ 77%. Kết quả đã xác định các nhân tố niềm tin, tương tác giữa nhân viên, cấu trúc của tổ chức và hệ thống thưởng có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức; trong khi đó nhân tố hệ thống thơng tin chưa có tác động rõ ràng đến chia sẻ tri thức.

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Al – Alawi và các cộng sự (2007).

Nguồn: Adel Ismail Al-Alawi và các cộng sự (2007), Tạp chí Quản lý tri thức của Emerald Group (Volume 11, Number 2,2007).

2.6.2 Nghiên cứu của Islam và các cộng sự (2011)

Theo nghiên cứu của Islam và các cộng sự (2011) trong trường hợp các tổ chức dịch vụ ở Bangladesh về văn hóa của tổ chức và chia sẻ tri thức với các nhân tố thuộc văn hóa của tổ chức được đề xuất là niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, lãnh đạo và hệ thống thưởng. Trong nghiên cứu này thì phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập dựa trên 129 bảng câu hỏi. Nghiên cứu cho rằng nhân tố niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên và lãnh đạo là những nhân tố quan trọng có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức của nhân viên trong các tổ chức dịch vụ Bangladesh trong khi đó hệ thống thưởng lại tác động khơng có ý nghĩa đến chia sẻ tri thức.

Chia sẻ tri thức Niềm tin

Tương tác giữa nhân viên

Hệ thống thông tin

Hệ thống thưởng

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Islam và các cộng sự (2011)

Nguồn: Md. Zahidul Islam và cộng sự (2011), Tạp chí Quản lý Kinh doanh Châu Phi Vol. 5 (14), 2011.

2.6.3 Nghiên cứu của Kathiravelu và các cộng sự (2014)

Nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với nhân viên trong các tổ chức dịch vụ công cộng tại Malaisia. Kathiravelu và các cộng sự đã đề xuất nghiên cứu và kết quả cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa niềm tin, lãnh đạo, tương tác giữa nhân viên, hệ thống thưởng, hệ thống thông tin và cấu trúc tổ chức đối với nhân tố chia sẻ tri thức của các nhân viên trong các tổ chức dịch vụ công tại Malaisia.

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Kathiravelu và các cộng sự (2014)

Nguồn:Kathiravelu và cộng sự (2014),Khoa học về Thủ tục - Xã hội và Hành vi, 129, 119-126.

Chia sẻ tri thức

Hệ thống thưởng Tương tác giữa nhân viên

Lãnh đạo Chia sẻ tri thức Niềm tin Cấu trúc tổ chức Hệ thống thông tin Hệ thống thưởng Tương tác giữa nhân viên

2.6.4 Nghiên cứu Dollah và các cộng sự (2015)

Nghiên cứu được thực hiện trong thư viện khoa học bằng hình việc sử dụng phương pháp định lượng, các dữ liệu được điều tra, thu thập dưới hình thức bảng hỏi. Chọn 100 mẫu ngẫu nhiên trong 287 trường hợp đang làm việc trong Perpustakaan Hamzah Sendut, trụ sở chính của Universiti Teknologi Mara. 80 bảng hỏi đã được trả lời trên 100 mẫu đại diện. Kết quả cũng cho thấy nhân tố niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thưởng và cấu trúc tổ chức có tác động tích cực đến chia sẻ tri thức của nhân viên trong Perpustakaan Hamzah Sendut. Trong khi đó hệ thống thơng tin tác động khơng có ý nghĩa đến chia sẻ tri thức.

Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Dollah và các cộng sự (2015)

Nguồn: Wan Ab Kadir Wan Dollah và cộng sự (2015), Tạp chí Khoa học Cơ bản và Ứng dụng Úc, 9 (3) Special 2015, trang: 90-95.

Từ các nghiên cứu trên ta có thể tổng hợp các nhân tố có tác động đến chia sẻ tri thức của nhân viên qua bảng tổng hợp sau

Chia sẻ tri thức Niềm tin

Tương tác giữa nhân viên

Hệ thống thông tin

Hệ thống thưởng

Nhân tố tác động đến chia sẻ tri thức

Nghiên cứu của Al-Alawi và các cộng sự (2007)

Nghiên cứu của Islam và các cộng sự (2011)

Nghiên cứu của Kathiravelu và

các cộng sự

(2014)

Nghiên cứu của Dollah và các cộng sự (2015) Niềm tin X X X X Tương tác giữa các nhân viên X X X X Cấu trúc tổ chức X X X Hệ thống thông tin X X X Hệ thống thưởng X X X Lãnh đạo X X

Bảng 2.1 Nhân tố tác động đến chia sẻ tri thức

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Như vậy có thể thấy rằng các nhân tố niềm tin, tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đều được các nghiên cứu trước đã xem xét. Thơng qua kết quả kiểm định thì các nhân tố này đều tác động tích cực đến chia sẻ tri thức. Hay nói cách khác thì khi nhân viên có niềm tin lẫn nhau, sự tương tác giữa nhân viên là cần thiết với hệ thống thông tin đầy đủ và hiện đại bên cạnh một hệ thống thưởng hợp lý thì sẽ làm tăng thêm vấn đề chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức. Ngoài ra nhân tố lãnh đạo và nhân tố cấu trúc của tổ chức cũng được nghiên cứu ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của niềm tin, sự tương tác giữa nhân viên, hệ thống thông tin và hệ thống thưởng đến vấn đề chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận 3, TP HCM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)