Các yếu tố vi mô trong ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá kết quả hoạt động tại công ty TNHH ISB việt nam (Trang 45)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty

2.2.2 Các yếu tố vi mô trong ngành

2.2.2.1 Khách hàng

Khách hàng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn cả về chất lượng sản phẩm phần mềm cũng như giá cả của dịch vụ phần mềm. Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ việc truyền thông giữa khách hàng và Công ty ngày càng gần gũi, bình đẳng và thuận tiện hơn. Điều đó dẫn tới sự khác biệt hóa về các sản phẩm dịch vụ phần mềm giữa Công ty với các cơng ty phần mềm khác là khơng lớn, thậm chí là khơng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ và sử dụng các dịch vụ truyền thồng trên internet, mạng xã hội khách hàng có nhiều nguồn thơng tin để tiếp cận và xem xét trước khi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ phẩn mềm nào. Vì vậy lịng trung thành của khách hàng đối với Công ty ngày càng giảm, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và dễ thay đổi trong việc lựa chọn các công ty để gia công phầm mềm hay mua các dịch vụ phần mềm phục vụ cho mình. Trong bối cảnh như vậy buộc Cơng ty phải không ngừng thay đổi, thường xuyên tổ chức các khóa học để đào tạo nhân viên, đáp ứng các đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng và có nhiều chính sách cũng như lợi ích trong việc chăm sóc khách hàng để giữ chân và duy trì họ.

Khách hàng chính của Cơng ty là Công ty mẹ ISB Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản khác. Hiện tại Công ty đang bắt đầu tư vấn và triển khai các dự án ERP cho các cho khách hàng là các doanh nghiệp ở Việt Nam và Cơng ty cũng có kế hoạch để mở rộng thị trường của mình vào Việt Nam và Đông Nam Á.

2.2.2.2 Công ty cộng tác

Công ty cộng tác trong ngành Công nghệ thông tin khá đa dạng. Có khi họ là các nhà cung cấp thiết bị phần cứng máy tính, triển khai cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp, thiết bị sử dụng trong văn phòng hay cung cấp chia sẽ nguồn nhân lực giữa

các công ty phần mềm…

Máy móc sử dụng chính trong Cơng ty chủ yếu là máy vi tính để bàn và các loại điện thoại cầm tay, điện thoại thông minh trên nền Android và IOS, giấy mực in, các loại vật liệu văn phịng phẩm, hệ thống máy chủ... Có nhiều nhà cung cấp các loại thiết bị này trên thị trường với giá cả rất cạnh tranh và vì vậy Cơng ty có thể chọn lựa được các sản phẩm tốt từ các nhà cung cấp này.

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành CNTT cũng như lực lượng hiện hữu đang làm việc trên thị trường khá đông. Tuy nhiên việc giữ chân các nhân viên giỏi cũng như tuyển dụng ứng viên tốt thì Cơng ty cần cải tiến các chế độ như lương, thưởng, các chính sách đào tạo cũng như tạo môi trường làm việc tốt. Trong điều kiện cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực giỏi hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ mới gia nhập thị trường gia công phần mềm thường đưa giá nhân công lên quá cao, làm ảnh hưởng đến nhân lực của Cơng ty. Ngồi ra, một số công ty thường xuyên gây áp lực cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút khách hàng thơng qua giá cả. Vì vậy Cơng ty cần phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy tối đa uy tín, thương hiệu mới mong giữ chân khách hàng cũ và mở rộng tìm kiếm được khách hàng mới.

2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh trong ngành phần mềm

Giữa các công ty phần mềm:

Bên cạnh các công ty phần mềm lớn, các chi nhánh cơng ty nước ngồi ở Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực phần mềm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy thị trường phần mềm ở Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Mính nói riêng cạnh tranh rất khốc liệt đối với Công ty. Công ty cần chú ý đến các yếu tố của các đối thủ cạnh tranh như mở rộng giải pháp phần mềm cho sản phẩm, khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, phân phối sản phẩm phần mềm đúng hẹn và uy tín, có các chính sách bảo hành và bảo trì tốt, nguồn nhân lực giỏi với nhiều kỹ năng lập trình chuyên sâu…

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

mua bán sáp nhập với các công ty ở Việt Nam đang gia tăng sẽ đẩy mạnh việc tái cấu trúc ngành phần mềm và số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm bớt trên thị trường. Tuy nhiên, sau khi thực hiện sáp nhập họ sẽ trở thành một công ty mới mạnh mẽ hơn về quy mô dịch vụ phần mềm, giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn, tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có các cơ chế lôi kéo nhân viên của các công ty phần mềm khác. Đây thực sự là các đối cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty.

2.2.2.4 Các sản phẩm thay thế

Sức ép thay thế sản phẩm dịch vụ phần mềm trong ngành Công nghệ thông tin rất lớn, làm giảm tiềm năng lợi nhuận của Công ty do phải chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp khác và làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như đối với các doanh nghiệp khác trong ngành Công nghệ thông tin.

2.2.3 Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi 2.2.3.1 Mơi trường kinh tế, chính trị

Mơi trường kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam khá ổn định. GDP Việt Nam trong năm 2016 tăng trưởng khoảng 6,21% thấp hơn ước tính và mục tiêu đề ra cho năm là 6,7%; dự báo trong những năm tới mức tăng trưởng nằm trong khoảng 6% đến 7%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh năm 2016 là 8,05% và mục tiêu trong năm 2017 phấn đấu đạt từ 8% đến 8.5%. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy thị trường trong nước và TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng, sức mua chuyển biến tích cực, cung-cầu hàng hóa thiết yếu bảo đảm. Điều này cũng cho thấy tiềm năng cho sự phát triển giải pháp phần mềm trong quản lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và Việt Nam.

Ngồi ra, chương trình cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng cơng nghệ ở Việt Nam là một quyết tâm chính trị lớn, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Quan trọng hơn, để từ đó góp phần thêm vào trình tự cải cách thể chế. Cơng cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế của Việt Nam có sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, cũng như sự vào cuộc đổi mới của tồn hệ thống chính trị.

2.2.3.2 Mơi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước

Năm 2015 là các năm có nhiều thơng tư, nghị quyết liên quan đến môi trường đầu tư, sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và các quyền liên quan. Tất cả các thông tư, nghị quyết này tiếp cận theo hướng tích cực, hiện đại tạo ra mơi trường kinh doanh thơng thống và khuyến khích phát triển ngành Công nghệ thông tin.

Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin Truyền thông về việc Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực Công nghệ thông tin chuyên nghiê ̣p nhằm chuẩn hóa và khuyến khích nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin Truyền thông về Quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nhằm khuyến khích ứng dụng cơng nghệ số vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghị quyết số 36a/NQ-CP của chính phủ về chính phủ điện tử nhằm khuyến khích ứng dụng cơng nghệ vào các hoạt động của chính phủ.

2.2.3.3 Mơi trường văn hóa xã hội

Trong thời gian gần đây xu hướng kinh doanh trực tuyến, quảng cáo sản phẩm cũng như giới thiệu công ty ở Việt Nam được phát triển mạnh mẽ và đa dạng trên internet, mạng xã hội… Điều này cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần quan tâm và hướng đến ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh nhiều hơn.

2.2.3.4 Môi trường công nghệ

Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh giúp các tổ chức dễ dàng nâng cao chất lượng dịch vụ, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp… Nhận thấy xu hướng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, Công ty TNHH ISB Việt Nam đã thiết lập một bộ phận để phục vụ đắc lực và tư vấn cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển quản lý doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên so sánh với các công ty công nghệ khác ở Việt Nam thì vẫn cịn hạn chế dẫn đến thua kém về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ.

2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty TNHH ISB Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 2012 – 2016

2.3.1 Thực trạng về đánh giá kết quả tại Công ty TNHH ISB Việt Nam

Hiện tại Công ty TNHH ISB Việt Nam chưa áp dụng mơ hình BSC để thực hiện đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên Cơng ty cũng chú trọng vào việc đánh giá kết quả hoạt động cũng như xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thế nào để đảm bảo chiến lược của Công ty thực hiện thành công và giữ chân các nhân viên giỏi tham gia vào các dự án trong Công ty. Ban giám đốc của Công ty đã thành lập tổ dự án để vận dụng công cụ BSC để xây dựng các KPIs làm tiêu chuẩn đánh giá cho các mục tiêu chiến lược và để nâng cao kết quả hoạt động dựa trên 4 khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển. Việc xây dựng các KPIs cho Công ty được tiến hành như sau:

2.3.1.1 Dự án xây dựng các KPIs cho Công ty

Để phát triển và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mục tiêu Công ty, tổ dự án xây dựng KPIs tiến hành phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ (phân tích SWOT) hiện có của Cơng ty (xem phụ lục 02). Tiếp theo, cùng các chuyên gia tư vấn lấy ý kiến của các thành viên tổ dự án KPIs để lựa chọn các nhân tố chính từ danh sách SWOT mà đã phân tích trước đó (xem phụ lục 03). Tiếp theo, các chuyên gia tư vấn đã đề xuất bộ chỉ số cốt yếu dự thảo với 17 chỉ tiêu đo lường và sắp xếp vào 4 phương diện của mơ hình BSC (phụ lục 04). Sau đó, các chuyên gia tư vấn sẽ tiến hành lấy ý kiến các thành viên trong tổ dự án KPIs để đưa ra bộ chỉ số cốt yếu KPIs cho Công ty TNHH ISB Việt Nam.

2.3.1.2 Khảo sát sự đồng thuận của các chuyên gia về các KPIs

Khi đã dự thảo được 17 chỉ tiêu cho việc đánh giá, các chuyên gia tư vấn đã tiến hành khảo sát vòng 1 cho việc xây dựng bộ chỉ số KPIs (xem phụ lục 05) để lấy ý kiến của các thành viên trong tổ dự án KPIs.

Tổng hợp các kết quả khảo sát cho việc xây dựng bộ chỉ số KPIs vòng 01 của Công ty TNHH ISB Việt Nam (xem phụ lục 06). Trong 17 chỉ số dự thảo, thống kê lại ý kiến của các thành viên trong tổ dự án KPIs của Công ty như sau:

+ Tỷ lệ đạt 100% có 9 chỉ số.

+ Tỷ lệ đạt 50% đến 90% có 5 chỉ số. + Tỷ lệ đạt dưới 50% có 3 chỉ số.

Sau khi phân tích các tỷ lệ vịng 1, tổ dự án KPIs đã loại bỏ 3 chỉ số có tỷ lệ thấp dưới 50%, tiếp theo là 5 chỉ số với tỷ lệ trong khoảng từ 50% đến 90% thì chuyên viên tư vấn đưa vào vòng 2 để tiếp tục lấy ý kiến các thành viên tổ dự án KPIs (xem phụ lục 07). Kết quả vòng 2 được thống kê ở phụ lục 08 như sau:

+ Tỷ lệ đạt 100% có 03 chỉ số. + Tỷ lệ đạt dưới 90% có 02 chỉ số.

Tổ dự án KPIs loại bỏ các chỉ số có tỷ lệ dưới 90%.

2.3.1.3 Bộ chỉ số KPIs của công ty TNHH ISB Việt Nam

Sau khi qua hai vòng lấy ý kiến các thành viên trong tổ dự án KPIs, các chuyên gia tư vấn đã thiết lập bộ chỉ số hiệu suất cốt yếu của Công ty với 12 KPIs như bảng 2.2 bên dưới.

Bảng 2.2 KPIs đánh giá mục tiêu Công ty TNHH ISB Việt Nam

Stt Mục tiêu Chỉ số KPI Đơn vị Phương pháp đo lường

I Khía cạnh tài chính

1 Gia tăng lợi

nhuận và

doanh thu từ thị trường Nhật Bản

Gia tăng tỷ lệ lợi nhuận từ khách hàng Nhật Bản khác ngoài ISB Nhật Bản (Outsourcing JP)

USD Đếm ở tập tin SDC

2 Gia tăng doanh thu outsourcing từ

công ty mẹ ISB Nhật Bản (Outsourcing ISB) USD Đếm ở tập tin SDC 3 Mở rộng thị trường ngoài Nhật Bản

Mở rộng việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam và Asean

USD Đếm ở tập tin SDC

4 Tăng doanh thu từ bán sản phẩm

Công ty USD Đếm ở tập tin SDC II Khía cạnh khách hàng 1 Tăng thêm khách hàng mới

Gia tăng khách hàng mới Số lượng - Số lượng kết nối, thăm

chính thức công ty. - Số lượng khách hàng

Stt Mục tiêu Chỉ số KPI Đơn vị Phương pháp đo lường 2 Khách hàng hài lòng về sản phẩm dịch vụ của Công ty Tăng đánh giá tốt từ khách hàng theo tiêu chuẩn Công ty

Điểm Dựa vào tập tin phản hồi

của khách hàng và điểm trung bình trên 3.5 cho khách hàng ngoài ISB Nhật Bản và 4.0 cho ISB Nhật Bản

III Khía cạnh quy trình nội bộ

1 Vận hành dự

án an toàn và hiệu quả

Khơng có dự án thua lỗ Dự án Đếm số lượng dự án thua

lỗ là 0 từ SDC

2 Cải thiện tỷ lệ lợi nhuận thấp của

dự án

% - Đếm các dự án có lợi

nhuận thấp dưới 10% từ tập tin SDC / tổng số dự án trong công ty.

- Và dự án có lợi nhuận thấp dưới 5%

3 Áp dụng các quy trình chung quan

trọng cho tồn bộ dự án cơng ty

Dự án Áp dụng cho tất cả dự án

trong công ty dựa vào thống kê trên Redmine

4 Giảm nhân

viên Cộng tác trong dự án

Giảm tỷ lệ partner sử dụng trong dự án % Thống kê về nhân sự sử dụng trong dự án dưới 20% IV Khía cạnh học tập và phát triển 1 Nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên

Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên <= 15%

% Thông kê từ phòng nhân

sự

2 Phát triển

nguồn nhân lực

Gia tăng đào tạo và phát triển nhân lực

Số lượng lớp đào tạo

- Thống kê số lượng các lớp đào tạo trong năm từ phòng nhân sự

- Các thành viên tham gia hài lòng trên 75%

2.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện Công ty TNHH ISB Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016 2012 – 2016

2.3.2.1 Đánh giá khía cạnh tài chính

hồn thành chỉ tiêu lợi nhuận do cơng ty mẹ ISB Nhật Bản giao phó. Trong năm 2012, việc kinh danh của Cơng ty có lãi, tuy nhiên vẫn còn khá xa so với kế hoạch. Trong các năm tiếp theo 2013 và 2014, việc kinh doanh của Cơng ty thậm chí bị lỗ. Đến năm 2015 Cơng ty có lãi trở lại 16,115 nghìn n Nhật, gần đạt mức kế hoạch do Công ty mẹ giao. Năm 2016 lãi 27,378 nghìn Yên Nhật và đã đạt được kế hoạch của Công ty mẹ ISB Nhật Bản giao, tỷ lệ gia tăng lợi nhuận so với năm 2015 là 69,9%. Bảng 2.3 thể hiện lợi nhuận của Công ty TNHH ISB Việt Nam lần lượt qua các năm từ 2012 đến 2016.

Bảng 2.3 Lợi nhuận kinh doanh của Công ty TNHH ISB Việt Nam từ

2012-2016 Lợi nhuận (nghìn

Yên)

2012 2013 2014 2015 2016

Lợi nhuận gộp 31,876 4,214 22,821 64,939 84,604 Lợi nhuận thuần 593 -27,783 -12,358 16,115 27,378 Kế hoạch giao 13,800 12,280 13,640 17,136 26,470

(Nguồn: Bộ phận kế tốn, Cơng ty TNHH ISB Việt Nam)

(2) Về tăng trưởng doanh thu: Công ty TNHH ISB Việt Nam hoạt động kinh

doanh chủ yếu từ việc gia công phần mềm cho công ty mẹ ISB Nhật Bản và gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá kết quả hoạt động tại công ty TNHH ISB việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)