Chiến lược giai đọan 2018-2022:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để triển khai thực hiện chiến lược công ty cổ phần tập đoàn thái tuấn (Trang 36 - 42)

3.2. Giới thiệu tóm tắt chiến lược Công Ty Thái Tuấn

3.2.2. Chiến lược giai đọan 2018-2022:

Để hiểu rõ hơn họat động của Cơng ty Thái Tuấn, qua đó có thể thấy các định hướng chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của Công ty Thái Tuấn giai đọan 2018-2022, tác giả trình bày chuỗi giá trị (Hình 3.3) của Cơng ty Thái Tuấn như sau:

Chuỗi họat động chính: Bắt đầu từ họat động đầu vào của Công ty Thái Tuấn là cung ứng nguồn nguyên liệu cho họat động sản suất, mà các nguyên liệu chính gồm sợi, hóa chất thuốc nhuộm. Từ nguồn nguyên liệu đầu vào các giá trị được cộng thêm từ việc vận hành sản xuất ra vải mộc (bán thành phẩm) được sản xuất từ Nhà máy Dệt, sau đó vải mộc được chuyển qua công đọan sản xuất nhuộm, hòan tất tại Nhà máy Nhuộm và sản phẩm cuối cùng là tấm vải thành phẩm. Tiếp theo các họat động kiểm tra đánh giá chất lượng và đóng gói. Sau đó, các cuộn vải thành phẩm được lưu kho, bảo quản và tiến tới công đọan bán hàng, quảng bá, phân phối cung cấp cho thị trường.

Chuỗi họat động hỗ trợ gồm các họat động về Tài chính kế tóan, Hệ thống công nghệ thông tin (IT), Quản trị nguồn nhân lực cung cấp và phát triển nguồn nhân lực cho các họat động của Công ty. Họat động quản trị nguồn nhân lực định hướng tập trung vào nguồn nhân lực tạo sản phẩm mới, vào nguồn nhân lực kỹ thuật chủ chốt cho

họat động sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng và nhân lực các họat động bán hàng, marketing để giới thiệu những nét khác biệt, độc đáo của sản phẩm và nhanh chóng đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Nghiên cứu phát triển là họat động được công ty chú trọng đầu tư cả thiết bị và con người nhằm thực thi nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào sản xuất những công nghệ, những thiết kế mới tạo sản phẩm mới, độc đáo nhằm tạo lợi thế cạnh tranh; Đối với họat động hỗ trợ khác là mua hàng, ngịai việc tìm kiếm nguồn thu mua nguyên vật liệu phù hợp chất lượng, giá cả, tiến độ cho sản xuất. Một nhiệm vụ quan trọng khác được giao cho họat động mua hàng là tìm kiếm mua, hợp tác xúc tiến các nguồn nguyên liệu sợi và hóa chất mới để cung cấp cho q trình thí nghiệm tạo sản phẩm mới.

Trước tình hình ln biến đổi và cạnh tranh ngày càng cao và khốc liệt của thị trường, nhằm tạo một sự thống nhất và chính thống, tất cả mọi họat động của Cơng Ty đều có một phương hướng rõ ràng và truyền tải đồng nhất về chiến lược. Trong năm 2016-2017, Công Ty Thái Tuấn kết hợp công ty tư vấn quốc tế tiến hành đề án xây dựng chiến lược của Công ty giai đoạn 2018-2022, đã đưa ra các mục tiêu tài chính và các định hướng chiến lược của Công ty để làm tiền đề hoạt động, phát triển cho các năm tiếp theo.

Tiếp nối các định hướng cạnh tranh từ ngày đầu thành lập, chiến lược cạnh tranh của Công ty Thái Tuấn trong giai đọan 2018-2022 vẫn đi theo chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm. Công ty Thái Tuấn tiếp tục định hướng đầu tư con người, trang thiết

bị, cộng tác chuyên gia, phối hợp với các nhà sản xuất nguyên liệu nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, từ đó tạo sản phẩm khác biệt, độc đáo.

Ngịai ra, Cơng ty Thái Tuấn cũng tập trung vào xây dựng thương hiệu để trở thành nhà cung cấp vải thời trang hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng thơng qua các họat động quảng bá sản phẩm như tham gia các sự kiện của quốc gia như APEC, các chương trình thời trang của quốc gia; tham gia các chương trình về sắc đẹp như: Hoa hậu Việt Nam, Người Đẹp Tây Đô; hợp tác cùng chương trình Thúy Nga Paris để quảng bá thương hiệu…..

Bộ hệ thống chiến lược đã xây dựng bao gồm: Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Giá trị cốt lõi, các mục tiêu tài chính trong 05 năm và các định hướng chiến lược về các họat động cốt lõi tạo lợi thế cạnh tranh như: tập trung họat động sản phẩm mới, tiếp tục giữ vững và phát triển thương hiệu, duy trì và mở rộng kênh phân phối … Trong bảng chiến lược Cơng ty Thái Tuấn gồm có các mục tiêu tài chính được trình bày ở Bảng 3.2 và các định hướng chủ đạo cho sự phát triển Công ty trong giai đọan 2018 – 2022, như sau:  Tập trung phân khúc sản phẩm có trong phân khúc giá trị gia tăng cao của ngành

khác biệt cho thị trường.

 Đầu tư mạnh vào khâu Nghiên cứu phát triển (R&D) và nghiên cứu công nghệ sản xuất để đạt được sự độc đáo, khác biệt, đa dạng mẫu mã, với chất lượng sản phẩm vượt trội, đồng nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và làm lợi thế cạnh tranh.

 Kiểm sốt qui trình sản xuất nghiêm ngặt với quan điểm "Trong sản xuất lấy chất lượng làm tiêu chí", Cơng ty Thái Tuấn đảm bảo cho việc cung cấp vải chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 Xây dựng một thương hiệu mạnh trong phân khúc vải cao cấp với thông điệp làm đẹp cho phụ nữ Việt nam và phụ nữ trên toàn thế giới.

 Đảm bảo tài chính ổn định với tiềm năng phát triển tốt với mức phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 12-15 % năm, lợi nhuận tăng trưởng 15 -20% năm.

 Tiếp tục duy trì và phát triển kênh phân phối trong nước của Công ty Thái Tuấn bao gồm mạng lưới các nhà phân phối sỉ F1 và F2. Công ty hợp tác với các nhà môi giới, các nhà phân phối trong các thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường quốc tế.

 Duy trì và phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ trong nước nhằm cung cấp sản phẩm trực tiếp người tiêu dùng và quảng bá thương hiệu của Công ty trên cả nước. Đồng thời, tập trung vào các nước xuất khẩu cốt lõi để phát triển thị phần.

 Mở rộng phân khúc vải may mặc, khai thác vào ngành may mặc B2B (Business to Business), có nhu cầu vải polyester cao, với những khách hàng tiềm năng tiêu thụ mạnh tại ở Việt Nam.

 Tập trung trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nhóm nhân sự R&D, đội ngũ khoa học kỹ thuật, đội ngũ kinh doanh chủ lực, các nhân viên chủ chốt, tạo đội ngũ kế thừa cho việc thực hiện và phát triển chiến lược Công ty.  Hợp tác liên kết với các đối tác chuyên gia thiết kế, các đơn vị nghiên cứu khoa

tăng năng lực, gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm mới hoặc giúp cho việc cải tiến công nghệ gia tăng hiệu quả sản xuất.

 Tiếp tục cải tiến qui trình hoạt động sản xuất và cung ứng rút ngắn thời gian giao hàng, gia tăng tính cạnh tranh và đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.

Bảng 3.2: Các mục tiêu tài chính chiến lược giai đoạn 2018-2022

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu (tỉ VNĐ) 1.170.700 1.311.185 1.468.526 1.688.805 1.942.126

Tỉ lệ tăng trưởng Lợi

nhuận (%) 16 18 18 20 20

Tuy nhiên, như đã trình bày tại chương một khi khảo sát về sự cần thiết của đề tài, về sự trao đổi thảo luận của tác giả với các thành viên gồm Ban Tổng Giám Đốc, các nhà quản lý cấp trung là thành viên ban dự án Chiến lược, việc triển khai thực hiện sẽ có những khó khăn khi thiếu mục tiêu cụ thể để có thể triển khai thực hiện và đo lường được, nếu như chiến lược chỉ thể hiện rõ các số đo về các chỉ số tài chính mà thiếu đi các chỉ số thước đo khác, như các mục tiêu phi tài chính chưa có thước đo cụ thể cấp Cơng ty. Như thế, một lần nữa có thể nhận thấy việc xây dựng bổ sung một hệ thống triển khai chiến lược bao gồm đầy đủ các mục tiêu tài chính, phi tài chính và thiết lập các thước đo cụ thể ở cấp độ Công ty là sự cần thiết nhằm thực thi chiến lược đã được xây dựng.

Tóm tắt chương 3 : Tác giả đã trình bày các phát biểu về tầm nhìn, sứ mệnh, các giá

trị cốt lõi và phân tích về chuỗi giá trị, các định hướng về mục tiêu chiến lược giai đọan 2018-2022, cũng như xem xét các hoạt động, các báo cáo quản trị, các số liệu quá khứ của Cơng ty, để có thể nhận thấy Cơng ty Thái Tuấn tập trung vào chiến lược tạo giá trị khác biệt sản phẩm để đáp ứng khách hàng. Trong chuỗi giá trị của hoạt động công ty, việc đầu tư, gia tăng giá trị tại các hoạt động trong chuỗi đều hướng tới tạo sự khác biệt

sản phẩm, tạo sản phẩm mới làm gia tăng lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ, các khó khăn khi triển khai thực hiện chiến lược khi thiếu các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, đặc biệt là các mục tiêu phi tài chính trong bộ chiến lược giai đọan 2018-2022. Từ đó việc xây các mục tiêu cho bản đồ chiến lược của Công ty ở chương sau sẽ dựa vào định hướng chiến lược của Công ty giai đọan 2018-2022. Trong chương kế tiếp, tác giả sẽ trình bày tiến trình xây dựng BSC ứng dụng triển khai chiến lược Công ty.

CHƯƠNG 4

ỨNG DỤNG BSC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TY THÁI TUẤN

Trong chương này, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ chiến lược, xây dựng các chỉ số đo lường KPI cấp công ty, thiết lập các trọng số của 04 khía cạnh, trọng số KPI và đề xuất các chỉ tiêu của các KPI trong năm 2018. Thông qua nghiên cứu bằng phương pháp định tính Delphi, tác giả tìm kiếm sự đồng thuận của các chuyên gia, những người quản lý chủ chốt trong cơng ty để hình thành bản đồ chiến lược, đồng thời cũng xây dựng, tìm kiếm sự đồng thuận của các chuyên gia về các KPI, khảo sát các chuyên gia về các trọng số, các chỉ tiêu KPI nhằm hình thành hệ thống BSC cấp Cơng ty cho việc triển khai thực hiện chiến lược Công ty Thái Tuấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để triển khai thực hiện chiến lược công ty cổ phần tập đoàn thái tuấn (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)