CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC 1 Chức năng của xã hội học

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 29 - 33)

1. Chức năng của xã hội học

Có nhiều quan niệm khác nhau về xã hội học (xã hội học đại cương, xã hội học chuyên ngành; xã hội học trừu tượng - lý thuyết, xã hội học cụ thể - thực nghiệm) nên chức năng của xã hội học khá đa dạng. Song về cơ bản có:

a. Chức năng nhận thức

Là một môn khoa học xã hội, xã hội học trang bị cho người học những tri thức khoa học cơ bản về sự phát triển của xã hội theo những quy luật vốn có của nó, chỉ ra nguồn gốc, phương thức diễn biến và cơ chế của các quá trình phát triển xã hội, của các mối quan hệ giữa con người và xã hội. Qua đó, xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống lý luận, phương pháp luận nghiên cứu. Xã hội học không chỉ thuần túy trang bị cho người nghiên cứu nó những tri thức hay hiểu biết có tính chất khoa học, khách quan về các vấn đề xã hội, về quy luật hình thành, phát triển và vận động xã hội mà còn bằng hệ thống phương pháp luận, kỹ thuật và thao tác nghiên cứu khoa học để tìm ra quy luật, lý thuyết và các vấn đề lý luận nhờ tư duy khoa học và qua việc kiểm chứng các sự kiện đã quan sát được. Theo quan điểm xã hội học Macxit thì nhận thức xã hội phải dựa vào lập trường tư tưởng và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải giúp con người nhận thức được đúng - sai, phải - trái và từ đó có hành động hữu ích, thích hợp.

b. Chức năng thực tiễn

Chức năng này thể hiện mục đích cao cả của từng con người hay cộng đồng xã hội là cải thiện xã hội và cải thiện cuộc sống nhân loại. Thực tiễn chính là cơ sở cho sự ra đời của lý luận, song lý luận phải trở về phục vụ thực tiễn. Ở đây chức năng thực tiễn của xã hội học không chỉ đơn thuần là vận dụng các quy luật xã hội học vào hiện thực mà còn phải nắm bắt, giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề xã hội nảy sinh để

cải thiện tình hình xã hội. Thơng qua miêu tả phân tích, đánh giá thực trạng các hiện tượng và quá trình xã hội, xã hội học phải dự báo những xu hướng vận động của các hiện tượng hay q trình đó, phải dự báo những gì sẽ xảy ra trong tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp để kiểm sốt, hay nói cách khác để có những quyết sách, quyết định quản lý xã hội thích hợp. Đến lượt nó, khi chức năng thực tiễn được thực hiện, thì những vấn đề lý luận cũng như phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu cũng được cọ xát, kiểm chứng và dần hoàn thiện.

c. Chức năng tư tưởng

Đây là chức năng nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong hệ thống xã hội. Chức năng tư tưởng của xã hội học biểu hiện ở vai trò cung cấp nội dung khoa học của hệ tư tưởng, là cơ sở cho nhân sinh quan xã hội đúng đắn. Chức năng tư tưởng của xã hội học thể hiện trên hai khía cạnh. Một là, xã hội học trang bị cho người nghiên cứu thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, giáo dục ý thức về độc lập, tự do, về vai trị, trách nhiệm của cơng dân trong sự nghiệp phát triển xã hội. Hai là, xã hội học giúp người nghiên

cứu hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và khả năng phê phán chống lại các quan điểm phi Macxit, lợi dụng xã hội học để phủ định vai trò của học thuyết Mác - Lênin hay phủ định định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đồng thời chống lại những tư tưởng sai lầm, bảo thủ, lạc hậu trong hoạt động thực tiễn.

Ngoài các chức năng cơ bản trên, xã hội học cịn có các chức năng cụ thể hơn, như chức năng quản lý, chức năng công cụ...

2. Nhiệm vụ của xã hội học

a. Nghiên cứu lý luận

Nhiệm vụ hàng đầu của xã hội học là xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận xã hội học, bao gồm các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng đặc thù. Vì là khoa học non trẻ so với một số lĩnh vực khoa học khác cho nên xã hội học có thể và cần phải vừa xây dựng, vừa kế thừa sử dụng các khái niệm hay thuật ngữ của các ngành khoa học khác để khẳng định nó và phân biệt nó với các môn khoa học khác. Các

khái niệm, phạm trù khoa học được sử dụng phổ biến trong xã hội học (như: con người xã hội, hành vi xã hội, hành động xã hội…) các "vấn đề xã hội" (như: bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu xã hội…) hay việc phát triển nhân cách con người, xu hướng vận động và biến đổi xã hội… phải được nghiên cứu một cách căn bản. Cần hướng tới hình thành và phát triển hệ thống lý luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nghiên cứu thực nghiệm

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học với tư cách là một môn khoa học. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để một mặt kiểm nghiệm, chứng minh các giả thiết khoa học; mặt khác để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm, đồng thời thúc đẩy tư duy xã hội học.

Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm trong xã hội học đòi hỏi tập trung giải quyết các vấn đề: Kiểm chứng lý thuyết, phát hiện vấn đề mới từ thực tiễn hay qua thực nghiệm, định hướng giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Trong nghiên cứu xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì có nói gì đi nữa thì đối tượng nghiên cứu và tác động của việc ứng dụng nghiên cứu là con người trong khi lý luận chỉ là giả thuyết, lý thuyết. Một lý luận sai và không được kiểm nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học thì hậu quả xã hội là khơn lường bởi nó thậm chí có thể hủy hoại cả một dân tộc.

c. Nghiên cứu ứng dụng

K. Marx viết "Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ giải thích thế giới. Vấn đề là biến đổi thế giới"1 để khẳng định vai trị của khoa học nói chung khơng chỉ là nghiên cứu và giải thích thế giới mà phải cải tạo, biến đổi thế giới. Do vậy, xã hội học không chỉ nghiên cứu để hiểu xã hội mà có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học vào đời sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng những

phát hiện của nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu sự thực hành, vận hành và phát triển của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và quá trình xã hội, các quan hệ xã hội cũng như các hành vi xã hội, bằng các phương pháp khoa học chuyên ngành, xã hội học sẽ tìm ra được những kết luận chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng hay q trình đó, từ đó có các giải pháp để kiểm sốt, hay nói cách khác để có những quyết sách hay quyết định quản lí xã hội thích hợp.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Điều kiện, tiền đề và lịch sử ra đời xã hội học.

2. Bản chất xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học.

Chương 2

HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học, nhưng về cơ bản tính thống nhất từ các cách tiếp cận đó là xã hội học chú tâm nghiên cứu quan hệ giữa con người và xã hội. Cá nhân tác động với nhau, với xã hội thông qua hành động xã hội. Bằng hành động của mình, cá nhân không chỉ tác động đến xã hội, mà cịn có giá trị tác động hướng tâm - tạo ra chính mình. Từ hành động xã hội hình thành nên sự tương tác lẫn nhau của các chủ thể hành động cũng như quan hệ xã hội. Đây là lý do để các nhà xã hội học cho rằng hành động xã hội là một chủ đề cơ bản của xã hội học, thậm chí Weber cịn coi hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Do vậy, khi nghiên cứu xã hội học đương nhiên phải nghiên cứu hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)