Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 60 - 61)

II. TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 1 Khái niệm tương tác xã hộ

d. Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác

Trong tương tác giữa các chủ thể thường thể hiện một trong những đặc trưng mang tính xã hội như đồng tình hay đối lập, thích ứng hay xung đột, hịa nhập hay khơng hội nhập (ly tâm)... Những đặc trưng này có thể qui tụ thành hai nhóm chính, gồm:

- Tương tác theo dạng hợp tác: Là những tương tác mang tính tích cực, liên kết, qua đó các chủ thể tìm được tiếng nói chung trong tương tác. Ví dụ, tương tác giữa cổ động viên, "fan" hâm mộ với các thần tượng hay sự hợp tác giữa những người cùng làm việc trong một "ê kip".

- Tương tác cạnh tranh: Là những tương tác chứa đựng nội dung khơng tích cực, đối kháng, thiếu tính liên kết, dẫn đến các chủ thể khó có thể tìm được tiếng nói chung trong tương tác. Ví dụ, hai doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, trên cùng một thị trường cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường và có thể đi đến thủ tiêu, loại bỏ nhau.

Thi đua là hình thức trung gian giữa hai dạng trên vì thực chất thi đua cũng là một dạng cạnh tranh nhưng khơng vì mục đích loại bỏ, thanh trừ nhau mà khuyến khích, kích thích, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong thi đua các chủ thể hành động có mục tiêu riêng, cá nhân nhưng cũng thống nhất với nhau ở mục tiêu xã hội chung do vậy các cá nhân hay các nhóm thi đua vẫn có thể cùng hoạt động chung ở những chừng mực nhất định.

Tóm lại, có nhiều cách phân loại tương tác xã hội khác nhau tùy theo những góc nhìn khác nhau. Ngoài những cách phân loại trên cịn có nhiều cách phân loại khác nữa, như: thay đổi - bền vững, cá nhân - cộng đồng, được thiết chế hóa - khơng được thiết chế hóa1; đồng thời - nối tiếp, bình đẳng và bất bình đẳng...

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)