Thanh Lê (2004), Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Tr

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 44 - 46)

I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ

1 Thanh Lê (2004), Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Tr

khác nhau và sự hình thành nhân cách cũng rất khác nhau, đồng thời có ảnh hưởng lâu dài đến việc phát triển nhân cách của người đó. Quan điểm này sau đó được hai nhà xã hội học Mỹ (Peter Berger và Thomas Luckmann) tiếp tục kế thừa và bổ sung. Hai ông cho rằng không chỉ xã hội hóa lúc cịn nhỏ, mà q trình xã hội hóa của cả đời người cũng qui định hành động xã hội của các cá nhân, cho dù mỗi giai đoạn của q trình có đặc điểm khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến hành động xã hội của cá nhân đó.

Nội dung này được các nhà xã hội học giải thích rằng, xã hội hóa là q trình tương tác giữa con người với con người, giữa con người với các yếu tố khách quan, trong những mơi trường cụ thể, xác định và qua đó, con người lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm để ứng xử phù hợp với vai trị xã hội của mình. Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hồn cảnh khó khăn, sớm phải lao động giúp đỡ gia đình lo toan cuộc sống, thì khi bước vào cuộc sống độc lập thường dễ dàng vượt qua những khó khăn để hồn thiện mình.

Cơ cấu xã hội quy định hành động xã hội: Cá nhân có xu hướng hồn thiện phù hợp vị thế của mình trong xã hội. Cơ cấu xã hội là một tập hợp đa dạng các quan hệ xã hội, vị trí xã hội và tương ứng với chúng là vị thế, vai trị của cá nhân hay nhóm người trong xã hội. Bởi con người vốn là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội" nên mỗi cá nhân có thể có một hay nhiều vị trí, vai trị xã hội khác nhau. Cá nhân vừa có trách nhiệm, vừa ln có xu hướng hành động phù hợp với vị thế và vai trị của mình trong từng mối quan hệ của cơ cấu xã hội gắn với mơi trường, hồn cảnh cụ thể. Ví dụ, khi đến trường chúng ta là học sinh do vậy phải hành động đúng tư cách là học sinh, nhưng lúc ở nhà lại là cháu, con, anh (chị), em... trong gia đình chúng ta cũng hành động đúng tư cách là thành viên của gia đình. Nếu cá nhân khơng xác định đúng vị thế, vai trị của mình họ sẽ tự cảm thấy khơng n ổn, lúng túng khi thậm chí khơng thực hiện chuẩn xác hành động của mình.

Ngồi vai trò, vị thế, cá nhân còn bị chi phối bởi thiết chế, chuẩn mực xã hội và cá nhân buộc phải hành động đúng với các thiết chế, chuẩn mực xã hội đó. Ví dụ, là sinh viên phải thực hiện một số điều (đến lớp, nghe giảng, ghi bài, đọc tài liệu...) mà không được phép làm những

việc khác (quấy rối, nói chuyện riêng, gây ồn ào mất trật tự trong phòng học... ). Khi đi thi sinh viên cũng phải hành động tuân thủ quy chế phòng thi, được đảm bảo điều kiện (theo quy chế) để làm bài tốt và không được làm một số điều như mang tài liệu hay vật dụng không được phép vào phịng thi, quay cóp, trao đổi bài với người khác... Là công dân chúng ta phải sống và làm việc theo pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhận thức khơng đầy đủ hay cố tình nên đơi khi cá nhân vẫn có những hành động trái với chuẩn mực xã hội, làm những điều không được làm.

Rõ ràng, khác với quan điểm tự nhiên, những người theo quan niệm xã hội hóa và cơ cấu xã hội nhấn mạnh sự tác động của yếu tố xã hội đến hành động cá nhân. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người và hành động của con người. Điều đó cũng giải thích rằng vì sao khi thực hiện hành động, chúng ta có thể nhận thấy áp lực từ xã hội, nhất là trong xã hội có cơ cấu xã hội phức tạp, chuẩn mực xã hội cứng nhắc và kỹ năng hành động của cá nhân hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)