Lưu Hồng Minh (010), Hỏi & đáp Xã hội học đại cương (xã hội học), Nxb Chính trị Hành chính Tr

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 34 - 36)

I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ

2 Lưu Hồng Minh (010), Hỏi & đáp Xã hội học đại cương (xã hội học), Nxb Chính trị Hành chính Tr

khác, trong đường lối, q trình của nó"1. Nhìn chung ở Việt Nam các nhà xã hội học cũng cơ bản thống nhất với nhận thức của Weber về hành động xã hội. "Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức là Weber được coi là hoàn chỉnh nhất về hành động xã hội. Ông cho rằng, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định"2.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt về hành động xã hội, nhưng ở đây cần thống nhất nhận thức về hành động xã hội theo lý thuyết hành động của nhà xã hội học Weber như sau, hành động xã hội là hành vi mà chủ

thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định, hướng đến người khác, có tính đến cách thức thực hiện hành động.

Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên M làm đơn gửi công ty X để xin được làm việc. Hành động nói trên của sinh viên M được gọi là hành động xã hội vì sinh viên có động cơ, có đích đến rất rõ ràng là xin làm việc ở một địa chỉ cơ quan cụ thể, để có thu nhập và phát triển bản thân. Trong lĩnh vực kinh tế, một người sản xuất ra sản phẩm để bán thu tiền hay mua sản phẩm của người này bán cho người khác thu lãi chẳng hạn là hành động xã hội.

Hành động xã hội được hình thành từ các hành động, giao tiếp của chủ thể, nhưng không phải tất cả các hành động và giao tiếp của chủ thể trong một thời gian nhất định đều là hành động xã hội. Nói cách khác, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chủ thể thường có vơ số hành động, giao tiếp nhưng không phải tất cả các hành động, giao tiếp đã xảy ra đều là hành động xã hội.

Ví dụ, do mải mê tranh bóng, hai cầu thủ bóng đá va chạm vào nhau rất mạnh, sự va chạm này không được coi là hành động xã hội. Nhưng nếu có cầu thủ cố tình va chạm với cầu thủ khác vì một lý do nào đó thì đó là hành động xã hội. Hay một người vì vội mà vơ tình va chạm người khác, đó khơng là hành động xã hội, nhưng với mục đích bắt chuyện, làm quen hay gây gổ với họ mà va chạm thì đó lại là hành động xã hội.

Định nghĩa của Weber về hành động xã hội cho thấy hành động xã hội là những hành động phải hướng về người khác, vì con người, do đó những hành động chỉ hướng về sự vật mà khơng tính đến các hành vi của

1

Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, H. 2008. Tr.199.

2

người khác thì khơng được coi là hành động xã hội. Ví dụ, hành động khai thác rừng một cách tùy tiện chỉ vì lợi ích kinh tế cá nhân (hay nhóm) trước mắt, bất chấp pháp luật và lợi ích cộng đồng thì khơng phải là hành động xã hội. Mọi hành động khơng tính đến sự tồn tại và những phản ứng từ những người khác thì khơng phải là hành động xã hội.

Định nghĩa hành động xã hội của Weber còn chỉ ra cơ cấu của hành động. Weber đã chú trọng nghiên cứu yếu tố bên trong (động cơ) của hành động, và xem yếu tố này là nguyên nhân của hành động xã hội. Ông cho rằng, một hành động mà chủ thể khơng nghĩ về nó thì khơng thể là một hành động xã hội, nếu hành động khơng phải là kết quả của q trình suy nghĩ có ý thức thì khơng phải là hành động xã hội.

Ngồi ra định nghĩa về hành động xã hội của Weber cho thấy chúng ta vừa nhận biết được tác động bên ngoài, vừa nhận biết được cả động cơ (nguyên nhân) bên trong thúc đẩy hành động, nghĩa là nhận diện được cả cơ cấu (các yếu tố cấu thành) của hành động. Do đó, nó giúp chúng ta nhận thức bản chất của hành động chính xác hơn, đúng đắn hơn so với nhận thức về hành động của lý thuyết hành vi (khác về chất so với thuyết hành vi).

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)