I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ
d. Sự tuân theo
Lý thuyết xã hội học về sự tuân theo của Muzagen Sherif nói rằng hành động của mỗi chủ thể chịu ảnh hưởng của số đông. Điều này được hiểu là trong môi trường cơng việc cụ thể (cùng mục đích như khi thi cử), chủ thể thấy việc làm của mình khác đám đơng thì chủ thể sẽ suy tính để thực hiện chỉnh sửa cách làm của mình phù hợp với đám đông. Việc làm này của chủ thể xét về mặt tâm lý, chủ thể thấy yên tâm hơn. Cá nhân có xu hướng theo đám đơng là điều thường thấy trong thực tế. Hiện tượng này thường được gọi là tâm lý đám đông hay hiệu ứng đám đơng. Hiệu ứng đám đơng có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác, người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng cũng thường gặp trong hoạt động thị trường
hay kinh doanh. Ví dụ, một nhóm bạn bè đi du lịch tới một điểm nào đó, khi thấy một người trong số họ mua quà lưu niệm thì những người khác cũng có xu hướng mua theo. Các nhà làm Marketing đã lợi dụng tâm lý này để tác động đến khách hàng, tạo niềm tin đối với họ, cũng như rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hiệu ứng đám đơng cịn giúp người kinh doanh tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong mua sắm để gia tăng số lượng khách hàng mới, mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hiệu ứng đám đơng cũng được xem là một thách thức không nhỏ đối với xã hội đặc biệt là người kinh doanh. Do không nắm bắt được đầy đủ và xử lý tốt thông tin, các nhà đầu tư rất dễ chạy theo đám đông đua nhau đầu tư vào một lĩnh vực, ngành hàng nào đó và hậu quả là làm biến dạng, mất cân đối thị trường. Hiệu ứng đám đơng qua dư luận xã hội có thể làm tổn hại uy tín thậm chí tạo nên sức ép tẩy chay thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
Trong đời sống thực tế thường xảy ra hiện tượng thỏa hiệp. Một số cá nhân hay tổ chức đôi khi nhượng bộ, hay phải nhượng bộ, thỏa hiệp trước nhu cầu của đám đơng (đình cơng, biểu tình…). Tuy vậy, đây là một phản ứng xã hội, là trạng thái nhằm dung hịa các đặc tính của hành động xã hội.
Mặc dù cá nhân có xu hướng tin và làm theo đám đông, tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng (tuy là ít khi) đám đơng không phải lúc nào cũng đúng. Tóm lại, tuân theo đám đông là xu hướng, là nhân tố ảnh hưởng đến hành động xã hội, nhưng đòi hỏi chủ thể phải sàng lọc, chủ động khi tiếp thu tinh hoa của đám đông.