II. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1 Bất bình đẳng xã hộ
b. Theo các nhà Mác-xít
Theo các nhà Mác - xít trong các xã hội có sự phân biệt về sở hữu tư liệu sản xuất hay của cải nói chung đều tồn tại sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau. Cơ sở phân chia giai cấp chủ yếu về mặt kinh tế mà trực tiếp là quan hệ sở hữu trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Căn cứ vào đối tượng sở hữu chính, quy mơ sở hữu và tính chất sở hữu để xác định bản chất chế độ xã hội.
Từ khi xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp trong hầu hết các xã hội đều có một cơ cấu các giai cấp phức tạp. Thơng thường ở đó ln có hai giai cấp chính và một hay một số giai cấp, tầng lớp xã hội khác. Đặc biệt trong những xã hội có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất sẽ tồn tại các giai cấp đối kháng. Các giai cấp có quan hệ với nhau vừa thống nhất nhưng cũng mâu thuẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau để cùng tồn tại, mâu thuẫn nhau vì đối lập hay ít nhất là va chạm về lợi ích. Ví dụ, trong chủ nghĩa tư bản có hai giai cấp chính tồn tại trong mâu thuẫn đối kháng là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (tư bản). Khơng có tư bản sẽ khơng
có vơ sản, ngược lại khơng có vơ sản cũng sẽ khơng có tư bản. Nhưng giữa họ ln đối lập nhau về lợi ích kinh tế và phân biệt địa vị xã hội nên họ mâu thuẫn nhau, đối kháng với nhau.
Mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển. Đấu tranh giai cấp là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn giai cấp và là động lực cho sự tiến bộ xã hội.
Sự phân chia giai cấp là nguyên nhân căn bản của tình trạng bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Đó là hệ quả tất yếu của q trình thực hiện các cơng đoạn trong quan hệ sản xuất. Muốn giải quyết vấn đề đó chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội và thiết lập chủ nghĩa cộng sản.