II. TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 1 Khái niệm tương tác xã hộ
c. Phân loại theo chủ thể hành động trong tương tác
Lý thuyết xã hội học xác định rằng để có tương tác xã hội phải có ít nhất hai chủ thể (cá nhân, nhóm, cộng đồng ...). Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các dạng tương tác theo chủ thể hành động như sau:
- Tương tác liên cá nhân: Là tương tác giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân này với cá nhân khác. Chủ thể tương tác ở đây chỉ là cá nhân. Ví dụ, tương tác giữa hai sinh viên hay giữa hai đối tác làm ăn với nhau.
- Tương tác cá nhân - xã hội: Là tương tác giữa cá nhân với xã hội. Ví dụ, tổng thống một nước ban hành, thực hiện một quyết định nào đó để quản lý đất nước hay một cá nhân nào đó chống lại xã hội.
- Tương tác nhóm - xã hội: Là tương tác giữa nhóm các cá nhân với xã hội. Ví dụ, một tổ chức, đảng phái nào đó thực hiện điều hành xã hội hay một nhóm tội phạm cưỡng lại xã hội.
- Tương tác nhóm - nhóm: Là tương tác giữa các nhóm với nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh với nhau.
- Tương tác giữa những cá nhân đại diện các nhóm với nhau: Là tương tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân mà mỗi người trong số họ là người đại diện cho một nhóm xã hội nào đó. Ví dụ, giám đốc (tổng giám đốc) các doanh nghiệp ký hợp đồng kinh tế với nhau.
Ngoài sự phân loại hành động trong tương tác theo chủ thể nói trên, cịn có thể phân loại theo mức độ tham dự (trực tiếp hay gián tiếp) của chủ thể tương tác có thể phân chia tương tác xã hội thành:
Tương tác trực tiếp: Là loại tương tác mà các chủ thể không phải sử dụng bất kỳ một hình thức, cơng cụ trung gian nào (tương tác trực diện, đối mặt). Ví dụ, hai nguyên thủ của hai quốc gia đàm đạo trực tiếp với
nhau mà không cần người phiên dịch và không sử dụng một phương tiện truyền tin nào khác.
Tương tác gián tiếp: Là loại tương tác mà các chủ thể phải sử dụng hình thức, phương tiện trung gian (phương tiện, công cụ vật chất/tinh thần) để đảm bảo cho tương tác thành cơng. Ví dụ, ơng A và ơng B đàm phán với nhau phải có người phiên dịch, mơi giới hay phương tiện, cơng cụ hỗ trợ khác như điện thoại, fax, internet ...
Sự phân loại tương tác trực tiếp và gián tiếp nói trên chỉ có tính tương đối. Xét cho cùng thì mọi tương tác đều có tính gián tiếp, vì trong tương tác các chủ thể vẫn phải sử dụng công cụ (hoặc phương tiện) trung gian như ngơn ngữ, biểu tượng, truyền thống văn hóa, luật pháp...