Thực nghiệm xã hội là đưa ra các vấn đề xã hội đã được xem xét, nghiên cứu về lý thuyết ra thực tiễn để xác minh xem trong các giả thuyết, lý thuyết cái nào đúng cái nào sai với thực tế xã hội. Ngoài ra, thực nghiệm còn bổ sung thêm chi tiết, các xu hướng, các tình huống chưa được dự kiến, từ đó có thể hồn chỉnh các biện pháp chính sách xã hội (thực nghiệm bổ sung). Thực nghiệm xã hội cũng dùng để xem xét độ chuẩn xác của một kế hoạch, một dự án (thực nghiệm thí điểm). Để thực nghiệm đạt kết quả cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Lập quy trình nghiên cứu cẩn thận.
- Xem xét kỹ các chuẩn bị lý thuyết, thực tế.
- Chuẩn bị tốt địa bàn có tính đại diện cao, có sự phối hợp tích cực của các cơ quan, đồn thể và nhân dân địa phương.
Khi xác định nội dung thực nghiệm phải chú ý gọn, tập trung, không tham lam dàn trải ra quá nhiều nội dung khác nhau, đồng thời cũng chú ý kết hợp các nội dung gần nhau để các kết quả hỗ trợ cho nhau nhằm giảm chi phí. Khâu tổng hợp và phân tích kết quả cũng hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của thực nghiệm, ở khâu này phải quán triệt phương pháp luận nghiên cứu xã hội học.
Tóm lại, để nghiên cứu xã hội học người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp nghiên cứu có đặc
điểm riêng, ưu điểm và hạn chế riêng. Bởi vậy, người nghiên cứu phải biết căn cứ vào đối tượng, nội dung, thời gian, không gian nghiên cứu cụ thể để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, hiệu quả.