I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ
a. Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên ở đây khơng phải nói về yếu tố thiên nhiên hay địa lý, mà là nói về đặc điểm tâm - sinh lý, sinh học của mỗi con người cụ thể, nó có thể có liên quan đến hành vi nhất định nào đó của mỗi con người. Yếu tố sinh học là tồn bộ đặc tính về giải phẫu và sinh lý cơ thể con người xuất hiện ngay từ khi người ta mới sinh ra (bẩm sinh) hoặc do thế hệ trước truyền lại (di truyền). Về mặt tự nhiên con người được sinh ra và qua rèn luyện cơ bản không giống nhau.
Các nhà khoa học theo quan điểm này cho rằng yếu tố sinh học quy định hành vi con người. Theo các nhà sinh lý học đặc điểm sinh lý, ghen của mỗi con người cụ thể thường dễ ứng với mỗi hành vi cụ thể nào đó. Sự khác biệt giữa người này với người khác có thể về hình dáng, thể lực, trí lực hay nghị lực, ý chí... từ đó tạo cho con người có khả năng "trội" hay "lặn" với một lĩnh vực hành động nhất định. Người có trí thơng minh, người có sức khỏe, người có quyết tâm (nghị lực) cao... sẽ thích ứng tốt, phù hợp với loại hành động này hay không phù hợp với loại hành động khác. Người có tư chất thơng minh thì thơng thường nắm bắt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống dễ dàng và thuận lợi hơn so với những người kém tư chất thông minh.
Nhà sinh lý học, tội phạm học Cesare Lombroco (người Italia, 1835-1909), đã nghiên cứu và khẳng định có mối liên hệ giữa yếu tố sinh
học với hành vi, hành động xã hội. Ông quan niệm những người có 5 đặc điểm bẩm sinh như miệng rộng và hàm răng khoẻ, trán dốc, ngắn; xương gị má nhơ cao, mũi bẹt; tai hình dáng quai xách; mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm; không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài thường là người phạm tội bẩm sinh hay dễ có thể có dạng hành vi phạm tội. Còn nhà nhân chủng học Mỹ William Sheldom cũng cho rằng mỗi kiểu loại cơ thể của cá nhân có mối liên quan với dạng hành vi nhất định. Theo ơng, có ba kiểu loại cơ thể: kiểu loại tròn béo, mềm thuộc loại khoan dung, dễ bằng lòng, dễ thân thiện; kiểu loại cơ thể lực lưỡng cơ bắp thuộc loại có xu hướng phạm tội cao nhất vì loại cơ thể này dễ kích động, dễ nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng; kiểu loại cơ thể mong manh, yếu ớt, gầy thì q nhạy cảm, dễ nản chí. Một số nhà khoa học khác cho rằng những yếu tố về gen di truyền quy định một số dạng hành vi đặc biệt như tội phạm, tự tử…
Mặc dù có những liên hệ nào đó giữa yếu tố tự nhiên (đặc điểm tâm, sinh lý của chủ thể) với những hành vi nào đó như đã nói trên đây, nhưng cũng chưa đủ để giải thích về tính đa dạng của hành động xã hội. Trên thực tế, khoa học xã hội học không quan tâm nhiều đến các yếu tố tự nhiên nói trên bởi xét cả về lý luận và thực tiễn đều cho thấy vai trò quyết định của việc học tập, rèn luyện của con người đối với hành động của mình. Các nhà xã hội học Mỹ, tiêu biểu là R. Park đã chỉ rõ "không phải con người được sinh ra đã là người, rằng cơ thể của đứa trẻ sơ sinh và các tình cảm bẩm sinh của nó khơng quyết định cách ứng xử của cá thể mà chỉ có sự tham gia vào các cộng đồng, và q trình xã hội hóa đã tạo nên tình cảm con người"1.