DI ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm di động xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 85 - 89)

1. Khái niệm di động xã hội

Trong xã hội học, nói tới tính di động tức là nói đến sự thay đổi của một hay nhiều cá thể giữa các đơn vị được quy định của một hệ thống. Bên cạnh tính di động của các cá thể mang ý nghĩa xã hội nhưng xa trọng tâm của các khảo cứu là tính di động bắt nguồn từ các quyết định của các cá nhân hay tập thể, của những đối tượng vật chất và không phải vật chất như sự dịch chuyển của các xí nghiệp hay dịng đi, dòng đến của tiền vốn1.

Tony Bilton cho rằng, trong xã hội cơng nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân khơng nhất thiết có địa vị với gia đình. Nguồn gốc cá nhân di động lên hay xuống là nhờ vào tài năng2.

Như vậy, di động xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của các cá nhân, gia đình và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Nó nói lên tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu các tầng xã hội. Kết quả của di động xã hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân, gia đình và nhóm diễn ra trong một tầng lớp xã hội hay chuyển sang một tầng lớp xã hội khác.

1 G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, (Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch). Tr.115 và Nguyễn Hoài Bão dịch). Tr.115

2 Tony Bilton, Kevin Bonmett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch). Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch).

2. Các hình thức di động xã hội

Di động xã hội hết sức phong phú, đa dạng tùy theo chủ thể xã hội, phạm vi và quy mô nghiên cứu... Tuy vậy, về đại thể có thể chỉ ra bốn hình thức di động xã hội phổ biến:

- Di động xã hội theo chiều dọc: Là di chuyển địa vị trong nấc thang địa vị xã hội, di chuyển từ nấc thang địa vị xã hội này sang địa vị xã hội khác.

Hình thức di động này chỉ sự vận động của mỗi cá nhân trong xã hội giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện của hình thức di động xã hội này là sự thăng tiến, đề bạt, miễn nhiệm.

- Di động theo chiều ngang: Hình thức di động trong cùng một mặt bằng, cùng một nấc thang xã hội.

Hình thức di động này chỉ sự dịch chuyển vị thế xã hội của một người hay một nhóm người trong cùng một tầng lớp hay cùng một bậc thang trong cơ cấu xã hội. Di động xã hội theo chiều ngang chủ yếu làm thay đổi vai trị nhiệm vụ mà khơng thay đổi về vị trí cao - thấp vì đó là sự thay đổi trên cùng một tầng lớp xã hội.

- Di động liên thế hệ: Là hình thức di động xã hội trong đó có sự dịch chuyển vị trí giữa các thế hệ, sự thay đổi địa vị xã hội của thế hệ này so với thế hệ khác. Di động liên thế hệ theo ba xu hướng: đi lên, đi xuống hoặc ngang bằng.

- Di động nội thế hệ: Là di động vị thế trong cùng thế hệ.

Hình thức di động này so sánh về mức độ thực hiện sự dịch chuyển vị trí của những cá nhân trong cùng thế hệ với nhau.

Những quá trình di động này, về cơ bản là xét trong xã hội có giai cấp (xã hội hiện đại) và những sự di động đó nhìn chung là do sự nỗ lực của các cá nhân, nhóm trong xã hội giành được chứ khơng gắn với việc định sẵn vai trị mà có.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội

a. Điều kiện kinh tế - xã hội

Mức độ di động xã hội của các cá nhân, các nhóm trong xã hội phụ thuộc phần lớn vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của xã hội đó. Trong

xã hội với điều kiện kinh tế xã hội ở trình độ thấp là yếu tố chế định sự di động xã hội của các giai tầng trong xã hội đó. Trong trạng thái xã hội này, vị thế xã hội hầu hết được quy định sẵn và việc di động xã hội là vấn đề ít có khả năng xảy ra. Ví dụ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, các cá nhân và các nhóm gần như khơng có cơ hội để thực hiện sự di động xã hội. Trong xã hội hiện đại, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao tạo ra cho các thành viên trong xã hội nhiều cơ hội để thay đổi địa vị của mình. Vì vậy, các cá nhân và các nhóm có thể thực hiện được di động xã hội.

b. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của con người khơng chỉ là yếu tố ảnh hưởng mà còn là điều kiện quan trọng của di động xã hội. Trình độ học vấn bao gồm trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cá nhân và sự hiểu biết của họ về tự nhiên, xã hội, con người... Thơng thường, trình độ học vấn càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến của các cá nhân hay nhóm người, do vậy thúc đẩy q trình di động xã hội. Ngược lại, trình độ học vấn càng thấp thì sự di động xã hội của người đó càng bị hạn chế và khó khăn.

c. Nguồn gốc gia đình

Nguồn gốc gia đình là một nhân tố tác động đến mức độ di động xã hội của mỗi cá nhân. Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình thuộc tầng lớp cao trong xã hội thì cá nhân sẽ có điều kiện để nắm giữ, giành được và thay đổi địa vị theo hướng thăng tiến. Ngược lại, người có nguồn gốc xuất thân thuộc tầng lớp thấp kém thường có ít cơ hội thăng tiến. Tất nhiên, nguồn gốc gia đình khơng hồn tồn quyết định địa vị xã hội của con người nhất là trong xã hội hiện đại. Gia đình và điều kiện gia đình chỉ là mơi trường, điều kiện ban đầu cho cá nhân. Địa vị xã hội của cá nhân phần lớn phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực cá nhân hay nói cách khác q trình xã hội hóa cá nhân họ. Chúng ta cần nhận thức đúng vai trị của gia đình đối với cá nhân để định hướng phấn đấu rèn luyện cho bản thân một cách đúng đắn.

d. Giới tính

Yếu tố giới có ảnh hưởng khơng nhỏ đến mức độ di động xã hội của cá nhân. Về mặt giới tính, phụ nữ và nam giới có những khác biệt nhất định do các yếu tố sinh học quy định. Sự khác biệt này bị khuyếch đại và tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Thực tiễn chỉ ra rằng, nam giới có tính di động cao hơn phụ nữ. Sự khác nhau này có nguồn gốc tự nhiên và cả nguồn gốc từ nhận thức xã hội. Nam giới thường có điều kiện để học tập và được khuyến khích để phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho sự năng động, mạnh mẽ, quyết đốn. Trong khi đó phụ nữ ít có điều kiện học tập và bị khuyến khích phát triển những đặc điểm như tính dịu dàng, nín nhịn, thậm chí là an phận thủ thường.

Trải qua những thời kỳ lịch sử lâu dài, dần dần hình thành nên những quan niệm về thiên chức của mỗi giới. Phụ nữ thường được gán cho thiên chức như nội trợ, chăm sóc, ni dạy con cái... Trong khi đó nam giới được gán cho thiên chức là người kiếm thu nhập ni gia đình. Đàn ơng phù hợp với những cơng việc ngoài xã hội, phụ nữ phù hợp với những cơng việc trong gia đình. Nhiều nghiên cứu xã hội đã cho thấy, gánh nặng gia đình phần lớn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nhất là phụ nữ nông thôn, cột chặt người phụ nữ với gia đình. Với bổn phận làm mẹ, làm vợ, làm dâu, người nội trợ đã cản trở phụ nữ học tập, thăng tiến và kìm hãm tính linh hoạt, sự năng động và sự di động của phụ nữ.

e. Nơi cư trú

Khu vực mà con người sinh sống cũng có ảnh hưởng đến di động xã hội. Những người sống ở đô thị có điều kiện để thăng tiến hơn những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thông thường người sinh ra ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... ít có cơ hội, điều kiện để học tập, đào tạo nên trình độ học vấn thường thấp hơn. Thêm vào đó điều kiện kinh tế khó khăn nên đã trói buộc họ, hạn chế di động xã hội.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng di động xã hội, những yếu tố này có sự đan xen và tác động lẫn nhau. Trong từng điều kiện không gian và thời gian nhất định, các yếu tố này có thể hốn đổi tính quyết định cho nhau trong việc tạo nên sự di động xã hội của một cá nhân hay một nhóm trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)