II. TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 1 Khái niệm tương tác xã hộ
b. Phân loại theo các dạng hoạt động chung (Theo Umanski)
Theo nhà xã hội học Umanski (người Nga), có 3 dạng tương tác dựa trên cơ sở hoạt động chung như sau:
Thứ nhất, hoạt động cá nhân - cùng nhau: dạng hoạt động này thể hiện ở chỗ mỗi cá nhân cùng làm chung trong tập thể nhưng có tính độc lập nhất định, sao cho cơng việc của người này không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc của người khác. Ví dụ, nhiều người trong một đơn vị cùng thực hiện công việc, nhưng cơng việc đó khơng có tính dây chuyền. Những hoạt động này chủ yếu được thực hiện trong cùng khơng gian, thời gian hay có đặc tính chun mơn giống nhau.
Thứ hai, hoạt động tiếp nối - cùng nhau: Là loại hoạt động có tính dây chuyền, hoạt động của người này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người khác. Chẳng hạn trong một dây chuyền sản xuất cơng nghiệp, sản phẩm được hồn thành sau khi trải qua một chuỗi các công đoạn hay các bước sản xuất khác nhau, do vậy mọi người đều có sự liên hệ nối tiếp cùng nhau. Hoạt động này diễn ra khi có sự phân cơng nhất định nào đó của nhiều người. Trong lĩnh vực kinh tế, dạng hoạt động này được gọi là hợp tác có phân cơng, nhờ đó đã phát huy được lợi thế chun mơn hóa.
Thứ ba, hoạt động tương hỗ - cùng nhau: Là dạng hoạt động của nhiều cá nhân cùng tương tác với nhiều người để giành thắng lợi chung. Ví dụ, trong trận đá bóng, các cầu thủ phải cùng tương tác với nhiều người cùng một lúc, nhằm giành thắng lợi cho cả đội. Một nhóm sinh viên chuẩn bị bài thảo luận đã phối hợp cùng nhau tìm kiếm nghiên cứu tài liệu, viết bài để có bài thảo luận tốt.
Trong đời sống kinh tế chúng ta thấy phổ biến việc nhiều cá nhân hay tập thể (doanh nghiệp, công ty...) hợp tác cùng nhau thực hiện một công việc chung để có kết quả kinh doanh tốt. Ví dụ, nhiều nhà kinh doanh cùng hùn vốn đầu tư vào một dự án chung để tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động tương hỗ - cùng nhau đã tạo nên, tăng thêm sức mạnh tập thể, thậm chí cịn giúp chúng ta thực hiện được các công việc mà từng cá nhân không thể làm nổi.