Hành động vật lý bản năng

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 37 - 40)

I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ

b. Hành động vật lý bản năng

Hành động vật lý - bản năng là những hành động hầu như khơng có sự chi phối của ý thức, chủ thể hành động không suy nghĩ hay không kịp

suy tính. Chủ thể của hành động này bỏ qua các yếu tố môi trường xung quanh và không nghĩ tới hậu quả sau hành động của mình. Ví dụ: 1) về hành động bản năng như đói thì địi ăn, khát thì địi uống, khi chạm tay vào nước nóng thì rụt tay lại; 2) về hành động vật lý như khi ta đang chạy vấp phải vật cản nên ta bị ngã....

Sự khác biệt giữa hành động xã hội và hành động vật lý - bản năng được nhà xã hội học Mỹ, Talcott Parsons (1902-1979) chỉ ra ở các nội dung sau:

Thứ nhất: Hành động xã hội có cơ chế biểu tượng (ngơn ngữ, cử chỉ,

hình ảnh hay các giá trị) điều chỉnh, mọi người trong cộng đồng đều hiểu và thực hành trong cuộc sống. Ví dụ, khi A và B trao đổi với nhau, thấy B gật đầu (hay lắc đầu) thì A có thể hiểu là B đồng ý hay khơng đồng ý với mình.

Ngược lại, hành động vật lý - bản năng xuất hiện không thông qua những đặc trưng, biểu tượng. Ví dụ, hành động lắc đầu của một người nào đó, xét từ góc độ vật lý - bản năng được hiểu đơn giản là do người đó đau hay mỏi gây nên.

Tóm lại, nếu như hành động vật lý - bản năng sinh học được coi là một phản ứng trực tiếp với tác nhân thì hành động xã hội là một phản ứng gián tiếp thông qua các biểu tượng.

Thứ hai, hành động xã hội có tính chuẩn mực, cịn hành động vật lý -

bản năng khơng có tính chuẩn mực. Điều này được hiểu là hành động xã hội của các chủ thể phụ thuộc vào hệ thống các giá trị và chuẩn mực của xã hội, ngược lại hành động vật lý - bản năng thì khơng có tính chuẩn mực. Trước khi thực hiện hành động xã hội, chủ thể phải dành thời gian nhất định để qui chiếu với hệ giá trị của cộng đồng như đúng - sai, tốt - xấu, có sự ủng hộ hay phản đối của cộng đồng... Vì vậy, trước khi mỗi chủ thể có phản ứng đều cần cân nhắc phản ứng như vậy có lợi hay khơng có lợi, phản ứng vì cái gì, phản ứng như vậy có được khơng… Ví dụ, sinh viên giơ tay xin phát biểu trong giờ học. Hành động này của sinh viên phản ánh nhu cầu muốn được trình bày chính kiến, hành động giơ tay được hiểu là qui ước (biểu tượng) được cộng đồng thừa nhận là hành động xã hội. Còn hành động vật lý - bản năng thì khơng có tính chuẩn

mực. Ví dụ, trong lớp học, mọi người đang chăm chú nghe giáo viên giảng bài, bất ngờ có tiếng trao đổi cá nhân gây ồn ào, mất trật tự do vài học sinh tự phát gây ra, hành động này sẽ không được mọi người trong phịng họp đồng tình. Đó chỉ là hành động vật lý - bản năng.

Thứ ba, tính duy lý của hành động xã hội. Hành động xã hội có tính

duy lý, cịn hành động vật lý - bản năng thì khơng. Tính duy lý của hành động xã hội thể hiện ở chỗ mọi người đều có tính độc lập nhất định khi hành động. Cá nhân có thể đơn phương quyết định thực hiện hành động một cách chủ quan dựa vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác mà họ xác định được. Cá nhân nhận định tình huống, hồn cảnh, tính tốn phương án hành động và hậu quả của nó. Điều này thể hiện bản lĩnh, tính quyết đốn, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước hành động của mình, nó có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của cá nhân hay xã hội, nhất là với những người giữ vị trí lãnh đạo được ví như các "tư lệnh" của hành động.

Tuy nhiên, nhận định một tình huống, một hồn cảnh, lựa chọn một phương án đúng hay sai, tốt hay xấu thuộc về ý thức cá nhân. Bởi vậy, nếu nhận định của chúng ta khơng đúng (khơng phù hợp với hồn cảnh, điều kiện, khơng có phương án hành động đúng...) thì hành động của chúng ta sẽ không đạt kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, chủ thể gây hành động sẽ trở nên "vô duyên", hoặc gây tổn thương, tổn thất cho chính mình. Ví dụ, trong lúc điểm danh, khi giảng viên đọc tên sinh viên A, thì bất ngờ sinh viên B lại nói "Có" và đứng dậy. Sự phản ứng vội vàng do không chú ý của sinh viên B khiến mọi người phản ứng, còn sinh viên B thấy lúng túng, ngượng ngùng khi hiểu rõ nội dung. Hay bà A đưa tiền cho chị T để cho ơng X vay, vì nghe chị T nói ơng X vay của nhiều người và trả lãi/tháng cao lại sòng phẳng. Sự thật, bà A chỉ nhận được tiền lãi trong mấy tháng đầu tiên từ chị T, sau đó bà A khơng cịn nhận được tiền lãi và cũng khơng biết tìm chị T và ơng X ở đâu để đòi tiền. Trong trường hợp này, bà A có thể bị mất tiền vì khơng nhận thức rõ bản chất "vay tiền" của chị T và ơng X, vì thực chất hoạt động của họ chỉ là lừa đảo.

Ngồi ra, thơng thường với hành động vật lý - bản năng, chủ thể hành động ở trạng thái bị động, thụ động. Ngược lại, hành động xã hội

mọi chủ thể hành động đều chủ động vì trước và trong khi hành động chủ thể đã có nhu cầu, động cơ và có sự tính tốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 1 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)