I. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 1 Khái niệm hành động xã hộ
4. Hậu quả không chủ định của hành động xã hộ
Hành động xã hội thường mang lại kết quả thỏa mãn tính tốn của chủ thể, nhưng cũng có thể gây hậu quả (kết quả) khơng mong muốn vì như đã đề cập ở trên, nhu cầu và mục đích hành động xã hội khơng phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Điều này được hiểu là dù chủ thể đã
1 Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008) Xã hội học, Nxb Thế giới. Tr. 135
Chủ thể Hoàn cảnh Cơng cụ, Phương tiện Mục đích, Đạt được Nhu cầu, Động cơ
nỗ lực tính tốn trước khi thực hiện hành động, sau khi thực hiện, đa số mang lại kết quả như dự định, nhưng cũng có những hành động đem lại hậu quả không chủ định, không như mong muốn.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều các trường hợp mà kết quả hành động khơng như tính tốn ban đầu. Ví dụ, mặc dù sinh viên X đã toan tính rất kỹ trước khi sử dụng tài liệu, phương tiện, dụng cụ bị cấm trong khi thi, nhưng vẫn có thể bị phát hiện, bị trừ điểm, thậm chí bị đình chỉ thi. Mong muốn có bài thi tốt, điểm thi cao nhưng kết quả là bị kỷ luật, điểm không. Khi đầu tư kinh doanh, bất kỳ ai cũng muốn thu lợi nhuận và hơn nữa lợi nhuận càng nhiều càng tốt (tối đa hóa lợi nhuận), nhưng thực tế khơng phải ai, lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, thậm chí cịn thua lỗ, phá sản, kể cả những doanh nhân tài ba.
Hậu quả không chủ định là hậu quả sinh ra từ hành động xã hội của chủ thể, nhưng nằm ngồi sự tính tốn, mong muốn của chủ thể tạo ra hành động xã hội. Phần lớn hậu quả không chủ định dẫn đến những kết quả không tốt cho chủ thể hành động và xã hội. Một sinh viên đi học muộn nhưng muốn đến lớp đúng giờ nên cố tình chạy xe nhanh đã va chạm với người khác và gây ra tai nạn.
Tuy nhiên, hậu quả không chủ định của hành động xã hội không phải bao giờ cũng là xấu, tiêu cực, mà ngược lại có những hậu quả khơng chủ định mang lại kết quả tích cực, có lợi cho xã hội. Ví dụ, anh A trồng cây trong khn viên nhà ở của mình để tạo bóng mát, nhưng hậu quả khơng chủ định tích cực lại là tạo cảnh quan, làm giàu cho môi trường, làm đẹp cho các nhà xung quanh, cho xã hội. Năm 1776, trong tác phẩm "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc", nhà kinh tế học người Anh - A.Smith (1723-1790) đã đưa ra lý thuyết "Bàn tay vơ hình" để phản ánh kết quả to lớn do các cá nhân mang lại cho xã hội mặc cho trước và trong khi hành động họ khơng hề tính tới. Từ việc nghiên cứu "con người kinh tế" ơng nhận thấy mục đích của bất kỳ người sản xuất hàng hóa nào cũng là lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Để đạt được mục tiêu cá nhân này tất cả họ phải cố gắng sản xuất thật nhiều hàng, làm ra hàng tốt và chi phí sản xuất thấp. Kết quả là xã hội sẽ có nhiều hàng hóa, hàng hóa chất lượng tốt và giá cả giảm.
Nguyên nhân gây nên hậu quả không chủ định, phải kể đến là thế giới vật chất và tinh thần luôn vận động là vơ tận, chủ thể dù có thơng minh đến đâu chăng nữa cũng chưa thể nhận thức hết được. Muốn giảm thiểu những hậu quả không chủ định của hành động xã hội, chủ thể hành động cần tăng cường nâng cao nhận thức về khả năng (năng lực) của bản thân mình, về mơi trường, về các yếu tố chi phối đến quá trình thực hiện hành động, trong đó vai trị của yếu tố chủ quan như năng lực nhận thức và khả năng hành động của con người là nguyên nhân quyết định. Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện kỹ năng (kỹ năng cứng, kỹ năng mềm) của con người, sự kết hợp nhóm người hành động như thế nào.