II. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1 Bất bình đẳng xã hộ
b. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hộ
Bất bình đẳng xã hội xuất hiện và tồn tại lâu dài trong suốt lịch sử phát triển xã hội lồi người. Là sự khơng công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích giữa các cá nhân trong nhóm và nhiều nhóm, bất bình đẳng xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gắn với các yếu tố tự nhiên, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa... về cơ bản gồm:
- Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
Yếu tố tự nhiên (đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên...) trước hết là môi trường sống và bảo đảm phần quan trọng cơ hội sống cho con người. Con người sinh ra và tồn tại trong điều kiện, mơi trường tự nhiên khác nhau sẽ có những cơ hội và được "mang đến" những lợi ích khác nhau. Những người sinh ra trong điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có cơ hội tốt cho sự tiến bộ, ngược lại với điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt sẽ ít có cơ hội hơn.
Yếu tố tự nhiên còn tạo nên đặc điểm tự nhiên của con người, của các cá nhân như giới tính, thể lực, trí tuệ, tính cách... Đây là yếu tố tác động, ảnh hưởng lớn và có tính lâu bền đến bất bình đẳng xã hội. Tuy nhiên xã hội càng phát triển, tiến bộ những khác biệt và phân biệt về các yếu tố tự nhiên càng được khắc phục dần.
- Sự khác nhau về điều kiện kinh tế
Sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về cơ hội mà mỗi cá nhân hay mỗi nhóm được tiếp cận. Khi cá nhân (hay nhóm) có điều kiện kinh tế tốt hơn những cá nhân (hay nhóm) khác trong xã hội, chủ thể đó sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn. Ví dụ về tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế... của các cá nhân trong xã hội.
- Sự khác nhau về địa vị xã hội
Địa vị xã hội là vị trí then chốt của một cá nhân gắn liền với quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm trong một cơ cấu được xác định. Địa vị xã hội thường gắn với nghề nghiệp, chức vụ của mỗi con người. Ví dụ, trong doanh nghiệp, người lao động trực tiếp (nhân viên) và người quản lý (CEO) có địa vị xã hội khác nhau nên cơ hội và lợi ích khơng bằng nhau tạo nên mức thu nhập, mức sống, vị thế xã hội khác nhau.
Những cá nhân ở địa vị xã hội khác nhau tạo ra sự khác biệt trong cơ hội mà họ có thể có. Cá nhân ở địa vị cao trong xã hội có nhiều cơ hội và lợi ích hơn so với cá nhân ở địa vị thấp.
Ngoài ra, địa vị xã hội còn tạo ra những bất bình đẳng cho những người khác trong xã hội. Khi cá nhân có địa vị cao trong xã hội, anh ta có thể lợi dụng quyền lực đó để tạo ra sự không công bằng cho những cá nhân, những nhóm khác trong xã hội.
- Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị
Chính trị có thể tạo ra những quyền lực đặc biệt cho những cá nhân, các nhóm trong xã hội. Nếu cá nhân nắm giữ chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị sẽ có những cơ hội thuận lợi hơn người khác. Ví dụ, người làm cơng tác lãnh đạo, "có chân" trong bộ máy chính quyền sẽ có cơ hội hơn để thăng tiến và có thu nhập cao hơn so với người không nằm trong bộ máy quản lý.
- Sự khác nhau về văn hóa
Những giá trị văn hóa cũng có thể góp phần tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội giữa các cá nhân, các nhóm. Có những giá trị văn hóa làm hạn chế khả năng tiếp cận những cơ hội tốt trong cuộc sống của con người và ngược lại. Ví dụ, phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trước đây bị quan niệm là những người chỉ làm việc trong gia đình, khơng được tiếp xúc xã hội nên khơng có điều kiện, cơ hội để tiến bộ, họ ln bị trói chặt vào gia đình, phụ thuộc gia đình. Ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng nên họ có cơ hội để phát triển, tiến bộ, đóng góp nhiều cho xã hội và bình đẳng hơn với mọi người.